RSS Feed for Thủy điện Việt Nam Thứ sáu 19/04/2024 16:02
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Thủy điện Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Thủy điện Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Có thể nói, thủy điện đã giúp nhân loại tiến đến văn minh, hiện đại. Đối với Việt Nam, thủy điện cũng hết sức quan trọng, cung cấp điện liên tục cho phát triển kinh tế, dân sinh, công nghiệp hóa đất nước. Nhưng trong quá trình phát triển lâu dài, nhiều tác động của con người đã gây ra cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, sa mạc hóa, mất rừng, cạn nước, v.v… Một số nước trên thế giới đã phải phá đập thủy điện trả lại nước cho dòng chảy tự nhiên. Ở Việt Nam việc xây dựng và vận hành thủy điện cũng thể hiện nhiều bất cập.
Xây dựng thủy điện làm mất rừng, gây lũ lụt: Đâu là sự thật?

Xây dựng thủy điện làm mất rừng, gây lũ lụt: Đâu là sự thật?

Mỗi mùa mưa lũ gây ngập úng thì lập tức truyền thông, hoặc dư luận lại nêu vấn đề do xây dựng thủy điện làm mất rừng là nguyên nhân gây ra lũ lụt. Những ngày qua, khi cả nước dồn sức cùng đồng bào các tỉnh miền Trung gồng mình vượt qua những thử thách to lớn từ đợt mưa lũ chưa từng có trong hàng chục năm qua, bên cạnh việc dòng thông tin phản ánh khách quan thì vẫn có không ít ý kiến quy kết đổ lỗi của các công trình, dự án thủy điện. Vậy đâu là nguyên nhân thật sự khi lũ lụt xẩy ra trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề? Trong bối cảnh các hình thái thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp thì cần có câu trả lời xác đáng và hợp lý, tránh quy kết một cách áp đặt và không có cơ sở khoa học. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến nhằm làm rõ vai trò, lợi ích và những tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường kinh tế, xã hội khi phát triển, xây dựng thủy điện ở Việt Nam.
Giải pháp nào quản trị hiệu quả nguồn thủy điện Việt Nam?

Giải pháp nào quản trị hiệu quả nguồn thủy điện Việt Nam?

Lẽ ra công tác quản trị nguồn thủy điện Việt Nam phải được đề cập từ khi thực hiện dự án đầu tiên với tầm vĩ mô của nó. Theo nhiều chuyên gia, chúng ta thiếu cách nhìn tổng quan, hệ thống, kể cả nguồn nước từ các nước láng giềng và khu vực. Trên thực tế, chúng ta chỉ mới xây dựng quy hoạch, dự án từng công trình, rộng hơn một ít là lưu vực một dòng sông. Còn tính tổng thể, hệ thống sông ngòi chưa được đề cập, thiếu những tính toán tối ưu cơ cấu nguồn điện cho từng giai đoạn. Các Nghị quyết, Quyết định của các cơ quan hữu trách cũng chỉ yêu cầu về quản lý thủy điện...
Bộ Công Thương: "Đang nghiên cứu đầu tư 290 dự án thủy điện"

Bộ Công Thương: "Đang nghiên cứu đầu tư 290 dự án thủy điện"

Báo cáo về công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và vận hành các công trình thủy điện mới đây của Bộ Công Thương cho biết: Theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đến năm 2018 cả nước có 818 dự án thủy điện, với tổng công suất lắp đặt 23.182MW, trong đó, đã đưa vào khai thác sử dụng 385 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 18.564MW, đang xây dựng 143 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 1.848MW và đang nghiên cứu đầu tư 290 dự án, với tổng công suất lắp đặt 2.770MW.
Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ cuối)

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ cuối)

Nhờ sự phát triển thần tốc của các công trình thủy điện, sản lượng điện từ thuỷ điện chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu nguồn điện, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế trong nhiều năm qua. Năm 2013, sản lượng thuỷ điện đạt 58,6 tỷ kWh, chiếm 45,8%, năm 2014 sản lượng thuỷ điện đạt 62,5 tỷ kWh, chiếm 44,4%. Năm 2016 đạt 63,911 tỷ kWh, xấp xỉ bằng 90% trữ năng kinh tế và chiếm 35% tổng điện lượng của hệ thống - một con số hết sức ấn tượng và đầy ý nghĩa… Chúng ta có thể khẳng định rằng: "Ngành Điện Việt Nam cơ bản hoàn thành khai thác các dòng sông của đất nước, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình".
Đề nghị nghiên cứu công nghệ Nhật Bản trong kiểm soát lũ thủy điện

Đề nghị nghiên cứu công nghệ Nhật Bản trong kiểm soát lũ thủy điện

Thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ngày 11/12/2017, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số: 13171/VPCP-CN gửi các bộ: Công Thương, Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn và Tập đoàn Điện lực Việt Nam xử lý báo cáo, đề nghị của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) về công nghệ của Nhật Bản trong vận hành hồ chứa, kiểm soát lũ tại các nhà máy thủy điện. Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 1)

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 1)

Không biết từ bao giờ và với lý do gì mà người Pháp gọi sông Đà là sông Đen (Fleuve Noire)? Có thể người Pháp nhận ra rằng, sông Đà là con sông hung dữ, độ dốc lớn, lắm thác, nhiều ghềnh, lưu lượng lớn, gây ra nhiều thảm họa về lũ lụt chăng...?
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 23)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 23)

Như đã đề cập trong các bài viết trước, tiềm năng thủy điện nhỏ của Việt Nam là khá lớn (gấp 3 lần công suất Nhà máy Thủy điện Sơn La - lớn nhất Đông Nam Á). Điều này cho thấy tiềm năng thủy điện nhỏ của nước ta rất phong phú. Nếu được khai thác hợp lý, quản lý chặt chẽ đúng quy trình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 15)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 15)

Do sự phát triển ồ ạt, nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập trong khâu quản lý, vận hành, dẫn đến những tác hại không nhỏ đối với môi trường. Vì vậy, Bộ Công Thương đã loại khỏi quy hoạch gần 500 dự án thủy điện nhỏ và không đưa vào diện xem xét quy hoạch 213 dự án. Tuy nhiên, xét về mặt phát triển xã hội, xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở những nơi vùng sâu, vùng xa. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để tiếp tục phát triển.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 14)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 14)

Đến nay, phần lớn các công trình thuỷ điện có quy mô lớn trên các dòng sông chính của Việt Nam đã được quy hoạch và đang được triển khai xây dựng, đi vào vận hành, tiềm năng còn lại của các dự án thủy điện lớn là không nhiều, do đó việc nghiên cứu để xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ nhằm tận dụng triệt để các nguồn năng lượng tái tạo là hoàn toàn hợp lý.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 13)

Nguồn nước sông là tài nguyên có hạn và thiết yếu của con người, nhất là người dân sống trên lưu vực sông, nên nguồn nước sông phải được sử dụng tổng hợp đáp ứng tất cả các yêu cầu sử dụng, trong đó có phát điện, phục vụ sinh hoạt, các hoạt động sản xuất công nông nghiệp của người dân để thu được hiệu quả sử dụng tổng hợp cao nhất.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)

Sự phát triển nhanh của thủy điện Việt Nam trong mấy thập kỷ gần đây đã đóng góp rất nhiều cho phát triển nguồn năng lượng sạch của đất nước, nhưng cũng không tránh khỏi còn những tồn tại, bất cập cần phải tháo gỡ. Dựa trên cơ sở của phát triển bền vững, bài báo này phân tích đánh giá một số "biểu hiện không bền vững" trong quy hoạch phát triển thủy điện, khi triển khai thực hiện các dự án trong thực tế. Qua đó nêu lên một số ý kiến để từng bước tháo gỡ, khắc phục các tồn tại trong hoạt động thủy điện Việt Nam đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai tới.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)

Một số nhà máy thủy điện tuy được xây dựng từ những năm 1960 của thế kỷ trước, song thủy điện của Việt Nam phát triển chủ yếu trong gần 3 thập kỷ trở lại đây và đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Tuy nhiên, gần đây có nhiều ý kiến phê phán, thậm chí phủ định vai trò của thủy điện nhân một số sự cố mất an toàn đập, một số tác động tiêu cực đối với dân sinh và môi trường,… Vì vậy, việc trao đổi ý kiến để có những nhìn nhận khách quan, đúng đắn và công bằng về thủy điện ở nước ta là cần thiết.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)

Nguyên tắc chung, hồ thủy điện đều có đóng góp rất lớn về mặt giảm lũ, chống lũ. Hay nói cách khác, mỗi khi lập dự án hồ đều có nhiệm vụ điều tiết nước, giảm lũ hạ lưu mùa mưa và tăng mực nước mùa kiệt. Càng có nhiều hồ chứa trên một dòng sông thì khả năng giảm lũ càng lớn. Trường hợp hồ thủy điện gây nên lũ, chỉ xảy ra khi lập quy trình, hoặc vận hành sai quy trình...
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)

Thông tin cho rằng, hồ thủy điện gây lũ lụt là hoàn toàn oan cho các dự án thủy điện. Dưới góc độ kỹ thuật, quản lý vận hành, hồ thủy điện chống lũ, chứ không gây ra lũ. Thủy điện không phải là nguyên nhân gây lũ, mà do quy hoạch sai, vận hành sai. Câu hỏi đặt ra là: Lũ do hồ thủy điện xảy ra khi nào, độ lớn bao nhiêu, biện pháp khống chế (điều tiết) ra sao? Theo chúng tôi, vấn đề này cần phải được xem xét một cách thận trọng, có căn cứ khoa học để đúc kết ra các bài học cho tương lai lâu dài.
1 2
Phiên bản di động