RSS Feed for Thủy điện Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 20:53
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 8)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 8) 1

Con người đã sử dụng nước để tạo năng lượng và thực hiện công việc từ hàng ngàn năm nay. Người Hy Lạp cổ đại đã biết dùng cối xay nước để xay lúa, làm bột mì. Người La Mã cổ đại dùng nước để cắt gỗ và đá. Thời nhà Hán, người Trung Quốc cũng đã dùng bơm thủy lực để bơm nước vào kênh tưới tiêu. Sức nước là nguồn năng lượng lâu đời nhất của loài người. Hiện nay, thủy điện chiếm 16,6% tổng lượng điện trên thế giới và 80% tổng các nguồn điện tái tạo toàn cầu.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 7)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 7)

Ngày 19/6/2017, trên diễn đàn Quốc hội, khi góp ý về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), Đại biểu Ksor Phước Hà (Gia Lai) đã đề nghị "chấm dứt không cho xây thủy điện nữa để bảo vệ rừng". Đại biểu Hà cho rằng: "Cùng với sự phát triển vượt trội của cây công nghiệp, bạt ngàn cao su, cà phê, hồ tiêu… là hàng loạt những công trình thủy điện lớn nhỏ, trải dài theo những khe suối, con sông và việc xả lũ "đúng quy trình" cho con bò, con trâu lên mái nhà... Vậy nay tôi đề nghị chấm dứt không cho xây thủy điện nữa". Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, những người làm quản lý cần đánh giá khách quan, và cần phải nhìn nhận thủy điện một cách khoa học. Bởi theo đánh giá của Liên Hợp quốc, chỉ tính trong vòng có 5 năm, các tỉnh Tây Nguyên (của Việt Nam) đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp, với tổng diện tích gần 216.000ha (tức là gấp 11 lần so với tổng diện rừng chuyển đổi sang xây dựng thủy điện trên toàn quốc). Do vậy, có thể khẳng định rằng: Thủy điện không phải là nguyên nhân chủ yếu làm mất rừng ở Tây Nguyên. Vậy, mất rừng là do ai, vì sao?
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 6)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 6)

Nghiên cứu khai thác, sử dụng hợp lý nguồn năng lượng tự nhiên của các dòng sông là nhiệm vụ quan trọng của ngành thủy lợi, thủy điện. Hiện nay, việc đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ đang phát triển mạnh và được Nhà nước quan tâm nhằm góp phần tăng sản lượng điện cho lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, trong tính toán thủy năng bậc thang trên dòng sông đơn còn nhiều hạn chế, vì vậy khi nghiên cứu khai thác năng lượng các bậc thang thủy điện cần áp dụng các công cụ tính toán mạnh và chuyên nghiệp để khắc phục những hạn chế này.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 5)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 5)

Thực tế cho thấy, công tác quản lý quy hoạch thủy điện của chúng ta còn chồng chéo giữa các bộ, ngành, trên một dòng sông. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy hoạch phát triển tài nguyên nước, Bộ Công Thương quy hoạch bậc thang thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy hoạch thủy lợi,... do vậy, khi triển khai đầu tư xây dựng công trình phải xin thỏa thuận của nhiều bộ, ngành. Thậm chí có dự án khi triển khai xây dựng mới phát hiện sự chồng chéo về mặt quy hoạch, phải xử lý, gây lãng phí, chậm tiến độ.
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 4)

Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 4)

Theo nghiên cứu tính toán của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho hệ thống thủy điện Việt Nam thấy rằng: Sản lượng điện tính đến năm 2060 không những không giảm mà còn có thể tăng gần 1%. Nhưng với các trạm thủy điện vừa và nhỏ, dung tích tích nước hồ thường nhỏ (hệ số dung tích kho nước <0,02) nên sản lượng điện sẽ giảm do tác động của biến đổi khí hậu. Vì thế cần thiết phải tính toán tác động của biến đổi khí hậu đến sản lượng điện, an toàn công trình, môi trường cho các trạm thủy điện vừa và nhỏ để có giải pháp ứng phó cụ thể.
1 2
Phiên bản di động