RSS Feed for tăng trưởng Thứ sáu 26/04/2024 16:41
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Siemens sẽ tập trung nguồn lực vào điện khí hóa

Siemens sẽ tập trung nguồn lực vào điện khí hóa

Tập đoàn Siemens vừa chính thức công bố những nội dung mang tính chiến lược trong lịch sử hoạt động kinh doanh của mình. Trong tương lai, Siemens sẽ tập trung vào điện khí hóa, tự động hóa và số hóa. Đây là một trong số những lĩnh vực có sự tăng trưởng mạnh mẽ và lâu dài. Hiện Siemens đang hướng việc phân bổ các nguồn lực vào các lĩnh vực này, đồng thời xác định những biện pháp cụ thể.
Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Tài nguyên nhiên liệu và năng lượng là nguồn lực cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, quốc gia nào giàu có về nguồn tài nguyên này là cơ sở tiền đề tốt nhất cho đáp ứng đầu vào của hệ thống kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về chính trị và an ninh quốc phòng. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển… trong đó đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
Vinacomin: Một số ý kiến về phát triển thị trường than Việt Nam

Vinacomin: Một số ý kiến về phát triển thị trường than Việt Nam

Năng lượng than và vai trò của than trong an ninh năng lượng từ lâu đã trở thành nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, cũng như các quốc gia trên thế giới. Sự phân bố, mất cân bằng trong kết cấu năng lượng Việt Nam hiện nay và trong tương lai (2020-2030) sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong khai thác, sử dụng nguyên liệu than. Hiện tại, dầu mỏ, than và khí đốt vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu đảm bảo an ninh năng lượng cho mọi quốc gia trên thế giới...
PVN với chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng đến năm 2020

PVN với chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng đến năm 2020

Trong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với vai trò là đầu tầu kinh tế của cả nước và là một trong những trụ cột của ngành năng lượng Việt Nam đã tích cực triển khai mạnh mẽ chiến lược phát triển hạ tầng năng lượng của ngành dầu khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Phát triển năng lượng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Phát triển năng lượng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo những hành lang pháp lý cho sự phát triển và hình thành thị trường năng lượng Việt Nam, đa dạng hóa sở hữu và phương thức kinh doanh, hướng tới phục vụ tốt nhất lợi ích người tiêu dùng.
Tăng trưởng kinh tế và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam

An ninh năng lượng được coi là “chìa khóa” để các quốc gia tránh được nguy cơ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào vấn đề năng lượng và đáp ứng được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng ngày càng nhiều đã tác động tiêu cực đến sự phát triển, làm cho trái đất nóng lên, tăng phát thải khí nhà kính...
Tìm giải pháp tài chính cho "tăng trưởng xanh"

Tìm giải pháp tài chính cho "tăng trưởng xanh"

Ngày 12/3, các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia về biến đổi khí hậu đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã họp mặt ở Hà Nội để cùng trao đổi, tìm kiếm các giải pháp, cách thức tài trợ cho “tăng trưởng xanh” với phát thải các-bon thấp.
Hệ lụy môi trường do khai thác than quá mức của Trung Quốc

Hệ lụy môi trường do khai thác than quá mức của Trung Quốc

Kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng ở Trung Quốc đã kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, trong đó là việc khan hiếm nguồn nước sinh hoạt và nước phục vụ công nghiệp. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu duy trì công nghệ khai thác than như hiện nay chỉ càng làm cho vấn đề thêm trầm trọng. Biện pháp cũng là lối thoát duy nhất của vấn đề này chính là Trung Quốc phải tạo ra được nền kinh tế tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc, nước này phải chuyển nền kinh tế tăng trưởng “nóng” sang phát triển theo chiều sâu. Tất nhiên, đây là cả một quá trình nên phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện.
Than Cửa Ông và giải pháp hoàn thành kế hoạch năm 2014

Than Cửa Ông và giải pháp hoàn thành kế hoạch năm 2014

Duy trì sản xuất ổn định, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, mô hình quản trị phù hợp; thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh, đảm bảo tăng trưởng hợp lý và bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo tiến độ và nâng cao hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước… là những mục tiêu mà Công ty Tuyển than Cửa Ông - Vinacomin sẽ quyết tâm thực hiện trong năm 2014 này.
Kiến nghị “Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách”

Kiến nghị “Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách”

Để cụ thể hóa các vấn đề được nêu ra tại Hội thảo Khoa học “Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức (tháng 12/2013). Sau khi cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học Năng lượng - VEA họp bàn, xem xét, phân tích, cân nhắc các ý kiến, ngày 17/2, VEA đã hoàn thành văn bản số 11/VBKN-VEA, về việc "Vốn đầu tư cho các dự án điện của đất nước và những vấn đề cấp bách" gửi tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội để có các giải pháp hữu hiệu, giúp các dự án điện nói chung có thể tiếp cận được nguồn vốn, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Tòa soạn Năng lượng Việt Nam/ Nangluongvietnam.vn trân trọng đăng tải nguyên văn nội dung bản kiến nghị tới độc giả:
Giấc mơ xanh...

Giấc mơ xanh... 1

Mới đó mà gần nửa đầu thập kỷ 2010 sắp trôi qua. Sóng gió trong những ngày đầu thập kỷ do dư chấn cơn bão khủng hoảng tài chính dữ dội cuối thập kỷ trước cũng dịu dần. Cả trái đất dù chao đảo với bão tài chính, với sóng thị trường năng lượng và lương thực, với lốc biến đổi khí hậu, với những chấn động chính trị - xã hội hay thách thức an ninh ở khu vực này, khu vực khác, đang dần lấy lại thăng bằng. Vậy ta có thể chờ đợi gì ở nửa sau của thập kỷ 2010?
Giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực châu Á

Giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực châu Á

Sự phát triển kinh tế quá nóng của một số quốc gia châu Á làm cho nhu cầu về năng lượng tăng cao (nhu cầu năng lượng của châu Á tăng khoảng 40%, so với mức tăng chưa đến 5% của Bắc Mỹ) cùng với việc sử dụng năng lượng không hiệu quả dẫn đến nguy cơ khan hiếm nguồn năng lượng. Đây là một trong những thách thức trong phát triển của các nước này.
Ngành Than cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mỏ mới

Ngành Than cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mỏ mới

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2013, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2014 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, năm 2014 cũng như những năm tiếp theo sẽ tiếp tục là thời gian có nhiều thách thức đối với ngành Than - Khoáng sản, khi điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, vì vậy, ngành Than cần đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng mỏ để đón trước nhu cầu tiêu dùng than được dự báo sẽ tăng cao trong những năm tới...
PVN duy trì tăng trưởng, giữ vững vai trò của nền kinh tế quốc dân

PVN duy trì tăng trưởng, giữ vững vai trò của nền kinh tế quốc dân

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đến giai đoạn hiện nay đã trở thành một trong các Tập đoàn mạnh của đất nước. Đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển bằng việc sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp điện và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Tập đoàn đề cao việc phát triển bền vững, với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Phát triển năng lượng gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nước ta

Phát triển năng lượng gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nước ta

LTS: Trong nhiều thập kỷ qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, tập trung vào các lĩnh vực phát triển ngành điện, dầu khí, Công nghiệp Than - Khoáng sản, và năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo năng lượng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, cũng mang lại nhiều hệ lụy cho môi trường như: phát thải khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, nước biển dâng, bão lụt, hạn hán, động đất... gây thiệt hại về người và của cải. Để tìm hiểu về vấn đề này, đồng thời có những giải pháp hạn chế thấp nhất những hậu quả do thiên nhiên gây ra, Tòa soạn Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi xung quanh vấn đề này.
|< < 1 2 3 4 > >|
Phiên bản di động