RSS Feed for Sử dụng năng lượng hiệu quả Thứ bảy 27/04/2024 12:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Đẩy mạnh phát triển và tiết kiệm năng lượng tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đẩy mạnh phát triển và tiết kiệm năng lượng tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị nêu rõ phát triển năng lượng vừa là động lực vừa là hạ tầng cơ sở để đẩy mạnh, phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2030 tầm nhìn năm 2045 có đưa ra mục tiêu tiết kiệm năng lượng 7% năm 2030 và khoảng 14% năm 2045. Việc phát triển năng lượng từ các nguồn như điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo (NLTT) tốn kém rất nhiều công của đầu tư, nhiều năm mới đạt được những thành quả như bây giờ; nếu đầu tư phát triển năng lượng mà không tiết kiệm năng lượng, sẽ dẫn tới tình trạng lãng phí, hao mòn làm tổn hại đến tiền của nhân dân. Bài viết này đề cập tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực điện năng và việc thực thi “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” của Quốc hội (ban hành từ ngày 28/6/2010).
Ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2019

Ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2019

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2019. Theo đó, tổng số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2019 trên toàn quốc là 3.006 cơ sở, trong đó có 2.441 cơ sở sản xuất công nghiệp, 15 cơ sở sản xuất nông nghiệp, 84 đơn vị vận tải và 466 công trình xây dựng.
Hội nghị triển khai Chương trình VNEEP3

Hội nghị triển khai Chương trình VNEEP3

Tại thành phố Nha Trang, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3).
Thủ tướng yêu cầu cả nước tiết kiệm 2% tổng điện năng tiêu thụ/năm

Thủ tướng yêu cầu cả nước tiết kiệm 2% tổng điện năng tiêu thụ/năm

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó, yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ.
Hội nghị các đối tác về Năng lượng Các-bon thấp cho ASEAN tại VN

Hội nghị các đối tác về Năng lượng Các-bon thấp cho ASEAN tại VN

Chiều ngày 20/11 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh tổ chức hội nghị các đối tác về thực hiện Chương trình Năng lượng các-bon thấp cho ASEAN tại Việt Nam.
Ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm 2018

Ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm 2018

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 1469/QĐ-TTg ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2018. Theo đó, tổng số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2018 trên toàn quốc là 2605 cơ sở, trong đó có 2111 cơ sở sản xuất công nghiệp, 11 cơ sở sản xuất nông nghiệp, 73 đơn vị vận tải, 410 công trình xây dựng.
Tiết kiệm năng lượng là sự nghiệp của toàn dân

Tiết kiệm năng lượng là sự nghiệp của toàn dân

Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có dịp phân tích vì sao giá điện năng ở Việt Nam phải tăng và cũng đã đề xuất khẩu hiệu "tiết kiệm điện là quốc sách". Nhân dịp này, chúng tôi xin lý giải tại sao cần coi: Tiết kiệm năng lượng là sự nghiệp của toàn dân?
Bàn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam

Bàn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam

Trong thực tế, nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở nước ta còn có những điều chưa rõ ràng, dẫn đến việc đưa ra các giải pháp và tổ chức thực hiện, cũng như đánh giá kết quả thực hiện chưa phù hợp với thực tế. Vì vậy, trong phạm vi bài báo này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đi sâu bàn về các khái niệm liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phạm vi áp dụng trong thực tế và các giải pháp thực hiện.
Chính thức cấm sử dụng công nghệ nhiệt điện hiệu suất thấp

Chính thức cấm sử dụng công nghệ nhiệt điện hiệu suất thấp

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ, cũng như các tổ máy phát điện (nhiệt điện than, nhiệt điện khí) hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
"Đôi lời về phát triển điện than" trên Tạp chí Năng lượng Việt Nam

"Đôi lời về phát triển điện than" trên Tạp chí Năng lượng Việt Nam 2

Thưa các bạn, sau khi bài báo "Không thể quy đổi mức phát thải theo GDP bình quân đầu người" xuất bản, nhằm giải đáp những vấn đề bạn đọc quan tâm về phát triển năng lượng nói chung và nhiệt điện than nói riêng, trong những ngày qua, Tạp chí Năng lượng Việt Nam tiếp tục nhận được thêm nhiều ý kiến phản biện, trao đổi. Trong đó, đáng chú ý là ý kiến của bạn đọc - tự giới thiệu là NT Bình (Nguyễn Thanh Bình - BBT) - cán bộ của Viện Tăng trưởng xanh Toàn cầu. Trước hết chúng tôi xin đính chính, TS. Nguyễn Cảnh Nam không phải là Giáo sư (như bạn đọc nêu) mà là "Phó giáo sư". Tiếp theo, xin được cảm ơn bạn đã có những trao đổi thú vị. Sau đây chúng tôi trao đổi lại với bạn mà không viện dẫn số liệu minh họa (vì đã nêu nhiều trong các bài viết trước, cũng như các tài liệu hội thảo khoa học có liên quan).
Cần tỉnh táo trước luồng thông tin sai lệch về năng lượng

Cần tỉnh táo trước luồng thông tin sai lệch về năng lượng 1

Sau khi hai chuyên đề phản biện khoa học "Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than" và "Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm" của Tạp chí Năng lượng Việt Nam [tạm kết], có ý kiến cho rằng, "hơi bất ngờ" bởi nhiều chuyên gia đầu ngành đã theo thiên hướng về việc phải phát triển nhiệt điện chạy bằng... than. Cũng có câu hỏi được nêu, liệu việc phát triển nhiệt điện than có đi ngược lại xu thế toàn cầu trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu? Bởi lẽ, nhiệt điện than vốn là loại năng lượng "cổ lỗ" nhất của loài người, lượng khí thải CO2 và chất thải rắn luôn là nỗi ám ảnh của nền văn minh nhân loại... Với gần 40 bài viết của các chuyên đề nhiệt điện than, cùng phản biện khoa học "Cú lừa thế kỷ về phát thải CO2 và biến đổi khí hậu" chúng tôi đã phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau, dưới đây xin bổ sung thêm một số điểm để bạn đọc cùng tham khảo.
Phát triển nhiệt điện than có đi ngược xu thế toàn cầu?

Phát triển nhiệt điện than có đi ngược xu thế toàn cầu?

Sau khi hai chuyên đề phản biện khoa học "Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than" và "Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm" của Tạp chí Năng lượng Việt Nam [tạm kết], có ý kiến cho rằng, "hơi bất ngờ" bởi nhiều chuyên gia đầu ngành đã theo thiên hướng về việc phải phát triển nhiệt điện chạy bằng... than. Cũng có câu hỏi được nêu, liệu việc phát triển nhiệt điện than có đi ngược lại xu thế toàn cầu trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu? Bởi lẽ, nhiệt điện than vốn là loại năng lượng "cổ lỗ" nhất của loài người, lượng khí thải CO2 và chất thải rắn luôn là nỗi ám ảnh của nền văn minh nhân loại... Với gần 40 bài viết của các chuyên đề nhiệt điện than, cùng phản biện khoa học "Cú lừa thế kỷ về phát thải CO2 và biến đổi khí hậu" chúng tôi đã phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau, dưới đây xin bổ sung thêm một số điểm để bạn đọc cùng tham khảo.
Định mức tiêu hao năng lượng cho ngành giấy đến 2025

Định mức tiêu hao năng lượng cho ngành giấy đến 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 24/2017/TT-BCT quy định định mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất giấy giai đoạn đến hết năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 đối với các sản phẩm sau: giấy bao bì được sản xuất từ nguyên liệu là giấy tái chế; giấy Tissue (giấy vệ sinh các loại) được sản xuất từ nguyên liệu là bột giấy nguyên thủy, giấy tái chế; giấy in, giấy viết và giấy phô-tô copy được sản xuất từ nguyên liệu bột giấy nguyên thủy, giấy tái chế không khử mực, hoặc sản xuất theo quy trình tích hợp từ nguyên liệu gỗ.
Thí điểm thành công đề án tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm

Thí điểm thành công đề án tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm

Với mục tiêu tiếp tục là đơn vị đi đầu trong triển khai các chương trình và giải pháp tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã nghiên cứu và triển khai thí điểm Đề án "Hỗ trợ tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các tỉnh Nam bộ giai đoạn 2016 - 2018". Công ty Điện lực Sóc Trăng được giao nhiệm vụ thí điểm 2 mô hình: thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo khí ô-xy) chữ U bằng con lăn trục quay và đồng trục hóa mô tơ với dàn quạt (tạo khí ô-xy), sử dụng con lăn trục quay thay thế gối đỡ chữ U.
Tiết kiệm năng lượng là vấn đề quan trọng và cấp bách

Tiết kiệm năng lượng là vấn đề quan trọng và cấp bách

"Trong thời gian ngắn sắp tới, Việt Nam sẽ bắt đầu phải nhập khẩu than cho phát điện và dự kiến sẽ nhập khẩu khí hóa lỏng từ năm 2023. Do đó, để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu thì việc thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng", phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả diễn ra sáng nay (16/12) tại Hà Nội.
1 2
Phiên bản di động