RSS Feed for lược quốc Thứ tư 24/04/2024 13:01
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Vai trò tư nhân trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, sạch môi trường. Tuy nhiên, thời gian qua, đầu tư và kết quả còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng; trong đó, vai trò tư nhân còn rất hạn chế, cần có cơ chế chính sách khuyến khích.
Tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu nền kinh tế

Tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu nền kinh tế

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như: than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo… trong đó, đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới, mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Tài nguyên nhiên liệu và năng lượng là nguồn lực cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, quốc gia nào giàu có về nguồn tài nguyên này là cơ sở tiền đề tốt nhất cho đáp ứng đầu vào của hệ thống kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về chính trị và an ninh quốc phòng. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển… trong đó đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
VEA: Phát triển thị trường năng lượng Việt Nam

VEA: Phát triển thị trường năng lượng Việt Nam

Trong những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc, nguồn năng lượng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động xuất, nhập khẩu năng lượng đã góp phần tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; An ninh năng lượng quốc gia ngày càng được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển thị trường năng lượng còn thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các ngành, cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển năng lượng chậm được đổi mới, còn độc quyền trong kinh doanh năng lượng; cơ chế định giá điện mang nặng tính bao cấp; hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh sự phát triển ngành còn thiếu, chưa đồng bộ...
Một số quan điểm về phát triển thị trường năng lượng ở Việt Nam

Một số quan điểm về phát triển thị trường năng lượng ở Việt Nam

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007. Điều1 của chiến lược gồm 5 nội dung:
Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 2)

Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 2)

Nguồn năng lượng truyền thống của nước ta đang suy giảm dần do trữ lượng có hạn mà nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, kèm theo đó là việc tiêu thụ năng lượng này đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việt Nam có tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo, phát triển năng lượng tái tạo là góp phần giảm tiêu thụ than, dầu, khí đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Vì thế, Việt Nam cần tăng cường đầu tư và hỗ trợ phát triển NLTT để bảo vệ môi trường, đảm bảo năng lượng phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững mà Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã định hướng.
Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 1)

Vai trò năng lượng tái tạo trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam (Kỳ 1)

Tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính, dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong quá trình phát triển. Bài báo trình bày về vai trò của năng lượng tái tạo (NLTT) trong việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của Quốc gia thông qua những những nét chính về hiện trạng hoạt động năng lượng; mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của tăng trưởng xanh; tiềm năng và khả năng khai thác NLTT ở Việt Nam; sử dụng NLTT hiện nay, triển vọng trong thời gian tới và đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển NLTT cho Chiến lược tăng trưởng xanh.
Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng

Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng

Quá trình phát triển hàng nghìn năm của nhân loại, đặc biệt trong hai thế kỷ vừa qua, con người đã sử dụng quá mức tài nguyên của trái đất. Trong lĩnh vực năng lượng, tiêu thụ năng lượng thương mại toàn thế giới trong hai thế kỷ qua tăng hơn một ngàn lần: Năm 1800 chỉ tiêu thụ 11 triệu TOE than đá, năm 2005 tổng tiêu thụ lên tới 11.500 triệu TOE. Con người đã nhận thức thấm thía rằng, hành tinh của chúng ta là hữu hạn, có thể mất mùa xuân, cần được bảo vệ và chung sống. Nhiều nguyên tắc phát triển được đề xuất như: nguyên tắc 3E (Economy-Energy-Environmet); Phát triển bền vững( Sustanabile development); Tăng trưởng xanh(Green growth)... Các nguyên tắc, quan điểm phát triển đều có chung mục tiêu là điều chỉnh hành vi của con người chung sống với hành tinh, với thiên nhiên, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, phục vụ lâu dài cho con người.
Hàn Quốc “Carbon thấp, tăng trưởng xanh” là mẫu hình Quốc gia

Hàn Quốc “Carbon thấp, tăng trưởng xanh” là mẫu hình Quốc gia

Hàn Quốc đã có một thời kỳ lâu dài đối mặt với ô nhiễm môi trường. Do nguồn tài nguyên hạn chế, lại quyết tâm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối đa trong thời gian tối thiểu, kết quả là tiến trình công nghiệp hoá và đô thị hoá mạnh mẽ ở đã dẫn đến huỷ hoại môi trường. Những khu công nghiệp sản xuất tập trung thải ra quá mức chất gây ô nhiễm. Mật độ dân cư gia tăng làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường, nhất là ô nhiễm rác thải. Quá trình độ thị hóa thu hẹp đáng kể đất nông nghiệp và vành đai xanh. Bên cạnh đó là nạn phá rừng. Các trang trại ở nông thôn sử dụng tràn lan phân bón và thuốc trừ sâu, đã phá huỷ hệ sinh thái, đặc biệt là suy thoái đất và ô nhiễm nguồn nước.
Chính phủ chỉ đạo về ngành năng lượng trong tháng 9

Chính phủ chỉ đạo về ngành năng lượng trong tháng 9

Trong tháng 9/2012, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, yêu cầu, phê duyệt nhiều nội dung liên quan đến ngành năng lượng Việt Nam như: “Hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh; Giảm khí thải nhà kính thông qua bảo vệ tài nguyên rừng; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Yêu cầu góp đủ vốn cho Dự án thủy điện Xekaman 1; Chỉ đạo lập đề án phát triển lưới điện thông minh; PVN sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; Giảm thuế xuất khẩu than xuống 10%...”
Phiên bản di động