RSS Feed for Luật Dầu khí Thứ bảy 20/04/2024 15:51
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí

Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí

Chính phủ ban hành Nghị định 45/2023/NĐ-CP ngày 1/7/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí, trong đó quy định về an toàn trong thiết kế, chế tạo, xây dựng, vận hành công trình dầu khí.
Luật Dầu khí (sửa đổi) và vấn đề phát triển mỏ mới, mỏ tận thu của Việt Nam

Luật Dầu khí (sửa đổi) và vấn đề phát triển mỏ mới, mỏ tận thu của Việt Nam

Luật Dầu khí (sửa đổi) đã chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Nhân dịp này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, nhận định, lưu ý về những thay đổi cơ bản của Luật, cũng như chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (bao gồm phát triển các dự án mỏ mới, mỏ tận thu; mở rộng các cụm mỏ hiện hữu và các đề án tìm kiếm, thăm dò dầu khí...).
Thay đổi cơ bản của Luật Dầu khí và chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Thay đổi cơ bản của Luật Dầu khí và chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Như chúng ta đã biết, Luật Dầu khí (sửa đổi) đã chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (ngày 14/11/2022) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Luật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động dầu khí. Nhân dịp này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, nhận định về những thay đổi cơ bản của Luật, cũng như chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (bao gồm phát triển các dự án mỏ mới, mỏ tận thu; mở rộng các cụm mỏ hiện hữu và các đề án tìm kiếm, thăm dò dầu khí...).
Luật Dầu khí (sửa đổi) và vấn đề quy định xử lý chi phí của PVN

Luật Dầu khí (sửa đổi) và vấn đề quy định xử lý chi phí của PVN

Dự kiến, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, thông qua dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi). Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng: Để đảm bảo tính thống nhất và tính khả thi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền, và tháo gỡ các vướng mắc hiện hữu thì cần quy định việc xử lý chi phí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (theo quy định tại Khoản 4 Điều 64) cũng được áp dụng đối với các hợp đồng dầu khí đã được ký kết trước ngày Luật Dầu khí (sửa đổi) có hiệu lực.
Lấy ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội thông qua

Lấy ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội thông qua

Ngày 2/8, tại Thành phố Đà Nẵng, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tư tới. Đây là dự luật quan trọng, được kỳ vọng sẽ thiết lập khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ để thúc đẩy, phát triển hoạt động dầu khí. Đặc biệt là khôi phục tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, tận thu và không bỏ phí nguồn tài nguyên hóa thạch của quốc gia.
Tổng giám đốc PVN đề nghị Quốc hội điều chỉnh 3 nội dung lớn trong Luật Dầu khí

Tổng giám đốc PVN đề nghị Quốc hội điều chỉnh 3 nội dung lớn trong Luật Dầu khí

Sáng 15/6, Quốc hội thảo luận toàn thể tại hội trường về dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi). Các nội dung được đại biểu tập trung thảo luận là hoạt động đặc thù của ngành dầu khí, cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư nước ngoài trong hoạt động dầu khí, cũng như vấn đề hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư... Ông Lê Mạnh Hùng - Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có bài phát biểu, đề nghị điều chỉnh, bổ sung 3 vấn đề cụ thể về dự án Luật này tại phiên thảo luận.
Góp ý dự án Luật Dầu khí (sửa đổi): Mở rộng cánh cửa cho ngành Dầu khí Việt Nam

Góp ý dự án Luật Dầu khí (sửa đổi): Mở rộng cánh cửa cho ngành Dầu khí Việt Nam

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) lần đầu được trình ra Quốc hội xem xét, thảo luận. Việc sửa đổi Luật Dầu khí hiện hành và các văn bản pháp luật liên quan sẽ giúp mở cánh cửa mới cho ngành Dầu khí Việt Nam nói riêng và cho hành trình phát triển năng lượng của đất nước nói chung.
Tiếp tục tiếp thu, lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Dầu khí

Tiếp tục tiếp thu, lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Dầu khí

Ngày 28/2, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2022. Tại Nghị quyết, Chính phủ quyết nghị một số nội dung về dự án, trong đó có Luật Dầu khí (sửa đổi).
Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) lần này có gì mới?

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) lần này có gì mới?

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) bố cục gồm 10 Chương và 69 Điều đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi của người dân và doanh nghiệp đến trước ngày 21/11/2021. So sánh với Luật Dầu khí (1993), dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) lần này đã có những thay đổi về bố cục, kết cấu và giữ lại những nội dung điều khoản cơ bản phù hợp với các Hợp đồng dầu khí đã ký đang có hiệu lực.
Bộ Công Thương đề nghị sửa đổi xây dựng Luật Dầu khí

Bộ Công Thương đề nghị sửa đổi xây dựng Luật Dầu khí

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) để loại bỏ các bất cập, vướng mắc phát sinh hiện nay, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Việt Nam.
Nếu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không có ‘quyền tự chủ’ cần thiết?

Nếu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không có ‘quyền tự chủ’ cần thiết? 1

Có thể nói, sự chậm trễ trong quyết định đầu tư dầu khí không chỉ làm tăng tổng mức đầu tư mà còn làm lỡ cơ hội kinh doanh, kéo hiệu quả kinh tế của các dự án xuống so với nghiên cứu khả thi ban đầu được phê duyệt, do đó, đã đến lúc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cần phải có quyền tự chủ cần thiết.
Quản lý Nhà nước về năng lượng và những vấn đề cần sớm hoàn thiện

Quản lý Nhà nước về năng lượng và những vấn đề cần sớm hoàn thiện 3

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, việc hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về năng lượng là giải pháp cần thiết và khả thi nhất hiện nay để phát triển ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành năng lượng Việt Nam. Mặt khác, công tác này cần được xem là nhu cầu thường xuyên trước tình hình biến động liên tục của ngành công nghiệp năng lượng thế giới, vốn đã và đang gắn với các biến động địa - chính trị toàn cầu.
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 9]

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 9]

Những quan điểm quan trọng trong Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng chắc chắn sẽ tạo tiền đề cho toàn ngành năng lượng, trong đó có Dầu khí Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đồng bộ hơn nữa, đóng vai trò "nền tảng", "dẫn dắt" cho toàn bộ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới... Bài viết dưới đây, xin được đề cập đến vấn đề thể chế cho phát triển năng lượng dầu khí, như một tiền đề quan trọng cho việc triển khai thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết nêu trên.
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 8]

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 8]

Cùng với giá dầu giảm trong những năm qua, dòng tiền và kèm theo là nguồn vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang thiếu trầm trọng. Một trong những lo ngại sâu sắc là đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, kéo theo nhiều dự án phát triển quan trọng chậm tiến độ... Để ngành Dầu khí Việt Nam tiếp tục phát triển, vấn đề cần giải quyết cấp bách hiện nay là không chỉ Luật Dầu khí, các văn bản luật khác cũng cần được điều chỉnh, hoặc tích hợp tổng thể vào Luật Dầu khí.
“Luật Dầu khí đang ‘xung đột’ với Luật Đầu tư”

“Luật Dầu khí đang ‘xung đột’ với Luật Đầu tư”

Tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì mới đây, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng: Luật Đầu tư hiện tại đang xung đột với Luật Dầu khí.
1 2
Phiên bản di động