RSS Feed for Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) lần này có gì mới? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/03/2024 11:34
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) lần này có gì mới?

 - Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) bố cục gồm 10 Chương và 69 Điều đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi của người dân và doanh nghiệp đến trước ngày 21/11/2021. So sánh với Luật Dầu khí (1993), dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) lần này đã có những thay đổi về bố cục, kết cấu và giữ lại những nội dung điều khoản cơ bản phù hợp với các Hợp đồng dầu khí đã ký đang có hiệu lực.
Nếu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không có ‘quyền tự chủ’ cần thiết? Nếu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không có ‘quyền tự chủ’ cần thiết?

Có thể nói, sự chậm trễ trong quyết định đầu tư dầu khí không chỉ làm tăng tổng mức đầu tư mà còn làm lỡ cơ hội kinh doanh, kéo hiệu quả kinh tế của các dự án xuống so với nghiên cứu khả thi ban đầu được phê duyệt, do đó, đã đến lúc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cần phải có quyền tự chủ cần thiết.

Quản lý Nhà nước về năng lượng và những vấn đề cần sớm hoàn thiện Quản lý Nhà nước về năng lượng và những vấn đề cần sớm hoàn thiện

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, việc hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về năng lượng là giải pháp cần thiết và khả thi nhất hiện nay để phát triển ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành năng lượng Việt Nam. Mặt khác, công tác này cần được xem là nhu cầu thường xuyên trước tình hình biến động liên tục của ngành công nghiệp năng lượng thế giới, vốn đã và đang gắn với các biến động địa - chính trị toàn cầu.

Luật Dầu khí ra đời năm 1993 - mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành của hệ thống các văn bản pháp lý về dầu khí và được bổ sung, sửa đổi vào năm 2000, năm 2008 để từng bước hoàn thiện.

Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và trong nước đã có nhiều thay đổi, tác động lớn đến sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam. Cụ thể là đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc và chưa phù hợp, chưa đồng bộ, chồng chéo với các quy định pháp luật khác. Do vậy, hoạt động của các doanh nghiệp dầu khí khâu thượng nguồn, cũng như công tác quản lý nhà nước đã gặp phải không ít vướng mắc, lúng túng.

Vì lý do trên, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) cho phù hợp với bối cảnh mới để loại bỏ các bất cập, vướng mắc phát sinh, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí là cần thiết.

So sánh với Luật Dầu khí 1993, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã có những thay đổi về bố cục, kết cấu: Bổ sung thêm 3 Chương về trình tự, thủ tục phê duyệt trong hoạt động dầu khí, dự án dầu khí; công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán; các chính sách ưu đãi trong hoạt động dầu khí. Mặt khác, bỏ 2 Chương về thanh tra các hoạt động dầu khí; xử lý vi phạm.

Về số lượng điều khoản, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã giữ lại những nội dung điều khoản cơ bản phù hợp với các Hợp đồng dầu khí đã ký đang có hiệu lực và cấu trúc lại để phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều khoản vào Luật.

Mục đích cơ bản của việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) nhằm hoàn thiện khung pháp lý về dầu khí, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật pháp trong các hoạt động dầu khí, phù hợp với các cam kết quốc tế và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế. Luật Dầu khí (sửa đổi) kế thừa các điều khoản cơ bản của của Luật Dầu khí hiện hành, bảo đảm tính ổn định, liên tục của các Hợp đồng dầu khí, Hiệp định đã ký kết (đang có hiệu lực). Đồng thời, bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành (không mẫu thuẫn, chồng chéo với các Luật khác), các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động