RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Phản biện khoa học | Trang 1 Thứ bảy 04/05/2024 04:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
nut that trong dau tu luoi truyen tai tich hop nguon dien tai tao o viet nam

‘Nút thắt’ trong đầu tư lưới truyền tải tích hợp nguồn điện tái tạo ở Việt Nam

Cùng với 9 bài báo phản biện khoa học (trong các kỳ trước) về hiện trạng phát triển, vận hành lưới truyền tải điện... dưới đây, chuyên gia Thường trực Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích một số vấn đề trong nội dung đầu tư xây dựng lưới truyền tải tích hợp nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn điện gió, mặt trời ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất 6 nhóm giải pháp tháo gỡ các ‘nút thắt’ trong đầu tư, nhằm huy động được nhiều hơn nguồn năng lượng tái tạo, tăng cường sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nước, giảm ô nhiễm khí thải từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai tới.
danh gia tinh hinh phat trien dien gio o viet nam

Đánh giá tình hình phát triển điện gió ở Việt Nam

Trăn trở trước những khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp năng lượng sạch nước nhà, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam lập chuyên đề tuyên truyền: “Nguồn điện gió, mặt trời - Vướng mắc của tiến độ xây dựng và vấn đề tích trữ năng lượng” nhằm phân tích các khó khăn, vướng mắc trong đảm bảo tiến độ xây dựng, tìm các giải pháp khắc phục và tăng tối đa khả năng phát điện các nguồn năng lượng tái tạo “phi thủy điện” của Việt Nam. Đây được coi là hoạt động truyền thông phản biện khoa học ‘mở đường’ cho Hội thảo khoa học về “ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo Việt Nam” được tổ chức vào đầu tháng 9/2021 tại Hà Nội và Văn bản kiến nghị cơ chế, chính sách ứng dụng, lắp đặt pin tích năng tại công trình, hoặc tại điểm phù hợp trên lưới truyền tải, cũng như gia hạn thời gian áp dụng giá FIT cho các dự án điện gió... Rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của bạn đọc. 
de nghi quyet 55 cua bo chinh tri som di vao cuoc song

Để Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị sớm đi vào cuộc sống

Trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp gần 20 bài báo phản biện khoa học trong khuôn khổ tuyên truyền phổ biến Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045”, các chuyên gia, cán bộ khoa học - kỹ thuật trong Hội đồng Phản biện Khoa học của Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Bộ Chính trị những kiến nghị tâm huyết về những công việc cụ thể mà các cơ quan quản lý Nhà nước có thể xem xét thực hiện để sớm đưa Nghị quyết 55 vào cuộc sống.   
nhung van de can uu tien trong chien luoc phat trien nang luong ky 1

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 1]

Thay mặt Bộ Chính trị, ngày 11/2/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Qua nghiên cứu cho thấy, Chiến lược lần này được nghiên cứu, xây dựng công phu, bài bản, đề ra được các định hướng toàn diện, sâu sắc, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thế giới… Để triển khai các định hướng của Chiến lược vào thực tiễn, giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước (trong giai đoạn 10 năm tới), Tạp chí Năng lượng Việt Nam thực hiện chuyên đề phản biện khoa học, qua đó đề xuất một số kiến nghị quan trọng cần ưu tiên giải quyết sớm nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia Việt Nam trong ngắn, trung hạn. Trong kỳ 1 của chuyên đề, chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết để bạn đọc cùng tham khảo. 
kien nghi giu lai mat bang nha may dien hat nhan ninh thuan 1 va 2

Kiến nghị giữ lại mặt bằng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Theo kiến nghị của tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng đồng ý về chủ trương điều chỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Nhưng vấn đề đặt ra là: Để xác định được 2 địa điểm này, chúng ta đã phải trải qua một quá trình lâu dài tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá; thực hiện khối lượng lớn công việc một cách khoa học, công phu và tốn kém... Vậy, có nên chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng 2 địa điểm đã chọn nêu trên, hay giữ lại cho chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam trong tương lai? Tạp chí Năng lượng Việt Nam cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong Hội đồng Phản biện Khoa học kiến nghị giữ lại mặt bằng hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
phan bien cua tap chi nang luong viet nam ve nganh dau khi quoc gia

Phản biện của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về ngành Dầu khí Quốc gia

Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 6885/VPCP-CN, ngày 20 tháng 7 năm 2018 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ký, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu các kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về "phản biện khoa học, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngành Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới". (Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền). 
dien hat nhan trong chien luoc phat trien nang luong quoc gia

Điện hạt nhân trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Điện hạt nhân - như chúng ta đã thấy, có nhiều ý kiến lo lắng, hoặc phản đối. Chúng tôi cho rằng: Nếu chỉ thuần túy phê phán, hoặc ủng hộ thì không khó, nhưng phân tích khách quan và xác định đúng nguyên nhân bản chất sự việc thì không dễ. Hơn nữa, việc tham gia trực diện vào một tình huống cụ thể, đưa ra các biện pháp khả thi cho tiến trình giải quyết sự việc thì mới là điều khó hơn và có ý nghĩa nhất... Trước nguy cơ thiếu điện của Việt Nam và áp lực về biến đổi khí hậu, với trách nhiệm của cơ quan báo chí chuyên ngành, Tạp chí Năng lượng Việt Nam thực hiện chuyên đề phản biện khoa học để tham khảo ý kiến bạn đọc, chuyên gia, nhà quản lý... Qua đó đóng góp ý kiến cho Quy hoạch điện VIII, cũng như kiến nghị chính sách phát triển điện hạt nhân Việt Nam trong tương lai tới. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc, các chuyên gia, nhà quản lý ở trong nước và quốc tế. 
gioi khoa hoc nhan xet ve phan bien cua tap chi nang luong viet nam

Giới khoa học nhận xét về phản biện của Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Tô Văn Trường (chuyên gia độc lập về tài nguyên và môi trường) cùng với đồng nghiệp của mình đã có ý kiến nhận xét về "phản biện khoa học, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngành Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới" của Tạp chí Năng lượng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi trân trọng tiếp thu các ý kiến nhận xét và rất mong các chuyên gia, nhà khoa học, cũng như bạn đọc ở trong nước và quốc tế tiếp tục đóng góp ý kiến cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam trong các phản biện, kiến nghị sắp tới.
thu tuong de nghi tap chi nang luong vn tiep tuc dong gop cho nganh dau khi

Thủ tướng đề nghị Tạp chí Năng lượng VN tiếp tục đóng góp cho ngành dầu khí

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 6888/VPCP-CN, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ký, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn các nhà khoa học và Tạp chí Năng lượng Việt Nam về "phản biện khoa học, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngành Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới". Thủ tướng cũng mong rằng, trong thời gian tới, các nhà khoa học của Tạp chí Năng lượng Việt Nam tiếp tục có những ý kiến đóng góp cho sự phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.
thu tuong giao bct nghien cuu phan bien cua tap chi nang luong viet nam

Thủ tướng giao BCT nghiên cứu phản biện của Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 6885/VPCP-CN, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ký, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu các kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về "phản biện khoa học, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngành Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới". (Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền). 
chien luoc phat trien nang luong quoc gia rui ro thach thuc va giai phap

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Rủi ro, thách thức và giải pháp

Nhằm tổng kết những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện "Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050", cũng như phân tích, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện trong các phân ngành điện, than, dầu - khí, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo, từ đó, đề xuất kiến nghị các giải pháp tổ chức thực hiện trong giai đoạn tiếp theo, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu bài báo phản biện khoa học của PGS, TS. Nguyễn Cảnh Nam dưới đây.
sau 10 nam thuc hien chien luoc phat trien nang luong quoc gia ky 1

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia [Kỳ 1]

Căn cứ vào Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt "Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050" theo Quyết định số 1855/2007/QĐ-TTg ngày 27/12/2007. Nhằm tổng kết những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Chiến lược này, cũng như phân tích, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện trong các phân ngành điện, than, dầu - khí, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo, từ đó, đề xuất kiến nghị các giải pháp tổ chức thực hiện trong giai đoạn tiếp theo, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu các bài báo phản biện khoa học của PGS, TS. Nguyễn Cảnh Nam dưới đây.
doi loi ve phat trien dien than tren tap chi nang luong viet nam

"Đôi lời về phát triển điện than" trên Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Thưa các bạn, sau khi bài báo "Không thể quy đổi mức phát thải theo GDP bình quân đầu người" xuất bản, nhằm giải đáp những vấn đề bạn đọc quan tâm về phát triển năng lượng nói chung và nhiệt điện than nói riêng, trong những ngày qua, Tạp chí Năng lượng Việt Nam tiếp tục nhận được thêm nhiều ý kiến phản biện, trao đổi. Trong đó, đáng chú ý là ý kiến của bạn đọc - tự giới thiệu là NT Bình (Nguyễn Thanh Bình - BBT) - cán bộ của Viện Tăng trưởng xanh Toàn cầu. Trước hết chúng tôi xin đính chính, TS. Nguyễn Cảnh Nam không phải là Giáo sư (như bạn đọc nêu) mà là "Phó giáo sư". Tiếp theo, xin được cảm ơn bạn đã có những trao đổi thú vị. Sau đây chúng tôi trao đổi lại với bạn mà không viện dẫn số liệu minh họa (vì đã nêu nhiều trong các bài viết trước, cũng như các tài liệu hội thảo khoa học có liên quan).
can tinh tao truoc luong thong tin sai lech ve nang luong

Cần tỉnh táo trước luồng thông tin sai lệch về năng lượng

Sau khi hai chuyên đề phản biện khoa học "Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than" và "Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm" của Tạp chí Năng lượng Việt Nam [tạm kết], có ý kiến cho rằng, "hơi bất ngờ" bởi nhiều chuyên gia đầu ngành đã theo thiên hướng về việc phải phát triển nhiệt điện chạy bằng... than. Cũng có câu hỏi được nêu, liệu việc phát triển nhiệt điện than có đi ngược lại xu thế toàn cầu trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu? Bởi lẽ, nhiệt điện than vốn là loại năng lượng "cổ lỗ" nhất của loài người, lượng khí thải CO2 và chất thải rắn luôn là nỗi ám ảnh của nền văn minh nhân loại... Với gần 40 bài viết của các chuyên đề nhiệt điện than, cùng phản biện khoa học "Cú lừa thế kỷ về phát thải CO2 và biến đổi khí hậu" chúng tôi đã phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau, dưới đây xin bổ sung thêm một số điểm để bạn đọc cùng tham khảo. 
phat trien nhiet dien than co di nguoc xu the toan cau

Phát triển nhiệt điện than có đi ngược xu thế toàn cầu?

Sau khi hai chuyên đề phản biện khoa học "Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than" và "Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm" của Tạp chí Năng lượng Việt Nam [tạm kết], có ý kiến cho rằng, "hơi bất ngờ" bởi nhiều chuyên gia đầu ngành đã theo thiên hướng về việc phải phát triển nhiệt điện chạy bằng... than. Cũng có câu hỏi được nêu, liệu việc phát triển nhiệt điện than có đi ngược lại xu thế toàn cầu trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu? Bởi lẽ, nhiệt điện than vốn là loại năng lượng "cổ lỗ" nhất của loài người, lượng khí thải CO2 và chất thải rắn luôn là nỗi ám ảnh của nền văn minh nhân loại... Với gần 40 bài viết của các chuyên đề nhiệt điện than, cùng phản biện khoa học "Cú lừa thế kỷ về phát thải CO2 và biến đổi khí hậu" chúng tôi đã phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau, dưới đây xin bổ sung thêm một số điểm để bạn đọc cùng tham khảo. 
Trang tiếp
Phiên bản di động