RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Nhu cầu năng lượng | Trang 1 Thứ năm 02/05/2024 17:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
khung hoang da chieu se tao ra nhung xu huong kho luong cho nganh dien toan cau

Khủng hoảng đa chiều sẽ tạo ra những xu hướng khó lường cho ngành điện toàn cầu

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): 50 năm sau cú sốc dầu mỏ toàn cầu đầu tiên (năm 1973), một lần nữa, ngành năng lượng thế giới lại phải phải đối mặt với căng thẳng địa chính trị và bất ổn, dẫn đến khủng hoảng đa chiều, tạo ra 6 xu hướng khó lường cần theo dõi trong tương lai gần. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp những xu hướng vừa được đề cập trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới (WEO 2023) mới nhất để chúng ta cùng tham khảo.
thi truong khi quoc te tac dong nhu the nao den phat trien nguon dien lng o viet nam

Thị trường khí quốc tế tác động như thế nào đến phát triển nguồn điện LNG ở Việt Nam?

Mặc dù giá thành cao, nhưng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ là lựa chọn khả thi, tất yếu nhằm thay dần nguồn điện than để đáp ứng nhu cầu năng lượng đang ngày càng tăng và phù hợp với lộ trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu giá khí LNG biến động tăng lên ở mức quá cao so với các dự báo thì sao? Tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
phat trien he thong dien thong minh ky 4 sang kien cua an do

Phát triển hệ thống điện thông minh [kỳ 4]: Sáng kiến của Ấn Độ

Để thỏa mãn nhu cầu năng lượng cho hơn 1,4 tỷ người, Ấn Độ coi trọng công nghệ lưới điện thông minh, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiến lược để phát triển thịnh vượng lâu dài và mục tiêu giảm thải carbon.
khoi thong chinh sach phat trien lng de gop phan dam bao an ninh nang luong viet nam

Khơi thông chính sách phát triển LNG để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Việt Nam

Theo giới chuyên gia, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG (Liquefied Natural Gas) là một giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu điện tăng cao như hiện nay và yêu cầu phát triển đồng bộ, hợp lý, đa dạng hoá các nguồn năng lượng theo tinh thần Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.
du bao nguon cung nang luong tinh linh hoat va luu tru dien toan cau vao nam 2050

Dự báo nguồn cung năng lượng, tính linh hoạt và lưu trữ điện toàn cầu vào năm 2050

Đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng sơ cấp của nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống dưới 50% so với 80% thị phần hiện tại. Điều này đạt được là do quá trình điện khí hóa nhanh chóng, khử cacbon, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và các dự án điện gió, mặt trời phát triển mạnh mẽ với chi phí giảm đáng kể.
du bao nhu cau nang luong toan cau den nam 2050

Dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu đến năm 2050

Trong 30 năm tới, nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng nhẹ ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu phát triển. Mặt khác, tác động mạnh mẽ của sự tăng tốc điện khí hóa sẽ vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập đến những tác động kéo dài của nhu cầu năng lượng từ đại dịch Covid-19 và tác động của sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng do cuộc xung đột Nga - Ukraine mang lại. Trong khi cả hai sự kiện trên đều đã chứng kiến ​​sự thay đổi lớn về cung - cầu năng lượng trong ngắn hạn và tác động của chúng trong dài hạn.
gia than doi voi nganh than nhiet dien than viet nam ky 2 hien trang va nhu cau

Giá than đối với ngành than, nhiệt điện than Việt Nam [Kỳ 2]: Hiện trạng và nhu cầu

Việt Nam là nước đang phát triển, do vậy, nhu cầu năng lượng sơ cấp (trong đó có than) trong thời gian tới dự kiến tiếp tục tăng cao đạt đỉnh vào giai đoạn năm 2030 - 2035, sau đó sẽ giảm dần do nhiều nhà máy điện than sẽ dừng hoạt động vào giai đoạn sau năm 2035.
chuyen doi nang luong phuong tien giao thong vai tro lon chong bien doi khi hau

Chuyển đổi năng lượng phương tiện giao thông - Vai trò lớn chống biến đổi khí hậu

Mục tiêu chính của Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu là giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức dưới 2°C so với mức tiền công nghiệp, và theo đuổi các nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ lên 1,5°C. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng, bao gồm cả lĩnh vực giao thông, cần phải được cơ cấu lại. Ngành giao thông vận tải chiếm gần 20% nhu cầu năng lượng cuối cùng toàn cầu, trong đó phần lớn được cung cấp bằng nhiên liệu hóa thạch. Theo tính toán, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch dẫn đến phát thải khí nhà kính khoảng 8.260 triệu tấn CO2 tương đương từ lĩnh vực giao thông vận tải vào năm 2015.
thay gi trong bao cao nang luong toan cau nam 2021 cua iea

Thấy gì trong Báo cáo năng lượng toàn cầu năm 2021 của IEA?

Khi thế giới bước vào năm thứ hai của đại dịch Covid-19, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã công bố Báo cáo hằng năm đánh giá, phân tích xác thực về nhu cầu năng lượng, lượng phát thải CO2 năm 2020 và dự kiến cho năm 2021 trên cơ sở các hoạt động kinh tế, sử dụng năng lượng đang có xu hướng phục hồi. Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh của thị trường dầu, khí, than, cũng như nhu cầu điện năng, vai trò của nguồn năng lượng tái tạo, điện hạt nhân... trên toàn cầu.
chinh sach lng cua trung quoc nhat ban ham y cho viet nam

Chính sách LNG của Trung Quốc, Nhật Bản, hàm ý cho Việt Nam

Phát triển năng lượng tái tạo là phù hợp với xu hướng của thế giới, nhưng không thể thay thế hoàn toàn điện từ năng lượng hóa thạch, vì vậy để đảm bảo phát triển bền vững, các chính sách đồng bộ thúc đẩy việc sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là rất cần thiết - điều này được tái khẳng định trong Nghị Quyết 55 của Bộ Chính trị. Đây cũng là xu thế của khu vực khi nhu cầu năng lượng tăng mạnh theo các hoạt động phát triển kinh tế. Ngoài những chính sách trong nước, bài viết cung cấp thông tin về một số chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản với tư cách là những quốc gia có kinh nghiệm trong việc nhập khẩu LNG, qua đó rút ra kinh nghiệm cho một thị trường tiềm năng như Việt Nam.
san xuat su dung nang luong cua tkv thuc trang va dinh huong tuong lai

Sản xuất, sử dụng năng lượng của TKV: Thực trạng và định hướng tương lai

Sản xuất than và điện là hai lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Trong thời gian qua, lĩnh vực này đã góp phần tích cực trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao, trên cơ sở phát huy các nguồn lực sẵn có, TKV đề ra định hướng tăng cường phát triển sản xuất, kinh doanh than, điện và đẩy mạnh các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.  
co nham lan chang khi coi pin mat troi het han su dung la chat thai nguy hai

Có nhầm lẫn chăng khi coi pin mặt trời hết hạn sử dụng là chất thải nguy hại?

Hiện nay, năng lượng tái tạo đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung và đáp ứng đáng kể nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của con người. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào, có sẵn trong tự nhiên và tồn tại dưới nhiều dạng phổ biến. Trong đó, năng lượng mặt trời gần như vô hạn có thể được khai thác tại phần lớn khu vực trên thế giới, đang nổi lên như một sự lựa chọn lý tưởng thay thế dần cho năng lượng truyền thống khác.
hien trang ve cac phan nganh nang luong viet nam

Hiện trạng về các phân ngành năng lượng Việt Nam

Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam về các phân ngành năng lượng Việt Nam (điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo…): Mặc dù khai thác năng lượng “sơ cấp nội địa” trong 10 năm qua có tăng (nhưng không đáng kể), trong khi đó, tiềm năng thủy điện đã dần cạn kiệt, khai thác than, dầu khí bắt đầu suy giảm... Do đó, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn tới, điều quan trọng nhất hiện nay là chúng ta cần xúc tiến nhanh kế hoạch nhập khẩu nhiên liệu than, LNG, tăng cường phát triển các nguồn năng lượng tái tạo “phi thủy điện” (đện gió trên bờ, ngoài khơi), đồng thời xem xét đưa nguồn điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII.
su dung nang luong tiet kiem hieu qua cua viet nam thuc trang va van de dat ra

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của Việt Nam: Thực trạng và vấn đề đặt ra

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầu năng lượng của nước ta ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu mang tính chiến lược đảm bảo sự phát triển bền vững là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việt Nam đã ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào năm 2010, có hiệu lực thực hiện từ năm 2011. Theo đó Chính phủ đã đề ra các Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, xét trên phạm vi nền kinh tế quốc dân, kết quả thực hiện trong thời gian qua chưa đạt được như mong muốn. Bài báo này sẽ phân tích tình hình cụ thể và nguyên nhân gốc rễ cùng giải pháp căn cơ để khắc phục trong thời gian tới.
phat thai co2 tu nganh nang luong van de cua viet nam va the gioi

Phát thải CO2 từ ngành năng lượng: Vấn đề của Việt Nam và thế giới

Trong bài này chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ giới thiệu bức tranh toàn cảnh về phát thải khí nhà kính (CO2) từ tiêu dùng năng lượng năm 2019 trên phạm vi toàm cầu, khu vực, nhóm nước, các nước đại diện và Việt Nam dưới các góc độ: Quy mô, tăng trưởng, tỉ phần, bình quân đầu người và bình quân trên 1 đơn vị năng lượng tiêu dùng trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng. Qua đó rút ra những kết luận cần thiết và suy ngẫm về vấn đề của Việt Nam trong chiến lược phát triển năng lượng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.   
Trang tiếp
Phiên bản di động