RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Nhu cầu năng lượng | Trang 2 Thứ sáu 17/05/2024 10:59
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
so sanh nhu cau tieu thu nang luong so cap cua viet nam voi the gioi

So sánh nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới

So với thế giới, nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp Việt Nam tuy có mức độ gia tăng cao, nhưng đến năm 2019 chỉ đạt 42,7 GJ/người, bằng 70% bình quân của châu Á - Thái Bình Dương, 56,4% bình quân của thế giới và rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Sự gia tăng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của nước ta và các nước đang phát triển là tất yếu theo quy luật chung của sự phát triển kinh tế - xã hội.
chien luoc quoc gia ve nhap khau than cho dien cua viet nam

Chiến lược quốc gia về nhập khẩu than cho điện của Việt Nam

Theo nhìn nhận của chuyên gia TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM: Trong bối cảnh nguồn cung năng lượng trên thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường do các yếu tố bất ổn về địa chính trị... cho thấy việc nghiên cứu triển khai một chiến lược dài hạn về nhập khẩu nhiên liệu than trong trung, dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là hết sức cần thiết. 
hien trang xu huong phat trien cac phan nganh nang luong tren the gioi

Hiện trạng, xu hướng phát triển các ‘phân ngành năng lượng’ trên thế giới

Để có góc nhìn toàn diện về hiện trạng, xu thế phát triển ‘năng lượng’, cũng như các ‘phân ngành năng lượng’ trên toàn cầu, chuyên gia TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM có bài viết tổng hợp, phân tích dưới đây xin gửi tới các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc cùng tham khảo. 
nhung van de can uu tien trong chien luoc phat trien nang luong ky 11

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 11]

Tiếp theo kỳ trước (phần 1), trong (phần 2) dưới đây là dự báo nhu cầu năng lượng sơ cấp - nhu cầu than; nhận định về nguồn cung sản xuất than trong nước, cũng như kết quả cân đối cung cầu và nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam trong tương lai tới.
nhung van de can uu tien trong chien luoc phat trien nang luong ky 1

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 1]

Thay mặt Bộ Chính trị, ngày 11/2/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Qua nghiên cứu cho thấy, Chiến lược lần này được nghiên cứu, xây dựng công phu, bài bản, đề ra được các định hướng toàn diện, sâu sắc, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thế giới… Để triển khai các định hướng của Chiến lược vào thực tiễn, giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước (trong giai đoạn 10 năm tới), Tạp chí Năng lượng Việt Nam thực hiện chuyên đề phản biện khoa học, qua đó đề xuất một số kiến nghị quan trọng cần ưu tiên giải quyết sớm nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia Việt Nam trong ngắn, trung hạn. Trong kỳ 1 của chuyên đề, chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết để bạn đọc cùng tham khảo. 
xem xet nang luong tai tao va dien hat nhan la hai nguon chien luoc

Xem xét năng lượng tái tạo và điện hạt nhân là ‘hai nguồn chiến lược’

Biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu, đã gây những tác động không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhiều vùng trên trái đất. Nhiều quốc gia đã đồng thuận về sự cần thiết chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng, nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Quá trình chuyển đổi này được thực hiện tùy thuộc điều kiện nguồn năng lượng và khả năng tài chính của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh, nhưng cũng không phải là ngoại lệ, cần có những nghiên cứu, kế hoạch tích hợp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng phù hợp, hiệu quả cho đất nước, đồng thời góp phần cùng cộng đồng quốc tế thực hiện trách nhiệm thời đại. 
dien tai tao va dien hat nhan hai nguon chien luoc cua viet nam

Điện tái tạo và điện hạt nhân: Hai nguồn chiến lược của Việt Nam

Biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu, đã gây những tác động không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhiều vùng trên trái đất. Nhiều quốc gia đã đồng thuận về sự cần thiết chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng, nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Quá trình chuyển đổi này được thực hiện tùy thuộc điều kiện nguồn năng lượng và khả năng tài chính của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh, nhưng cũng không phải là ngoại lệ, cần có những nghiên cứu, kế hoạch tích hợp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng phù hợp, hiệu quả cho đất nước, đồng thời góp phần cùng cộng đồng quốc tế thực hiện trách nhiệm thời đại.
tuong lai dua vao dien tai tao lieu co du an toan cho viet nam

Tương lai dựa vào điện tái tạo, liệu có đủ an toàn cho Việt Nam?

Trong bài toán đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của Việt Nam, chúng ta cần phải chuẩn bị những gì? Để trả lời một phần câu hỏi này, Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2019 công bố vào đầu tháng 11/2019 đã đưa ra gợi ý về những kịch bản năng lượng và khuyến nghị chính sách đối với cơ cấu năng lượng Việt Nam đến năm 2050, được coi như một kênh tham khảo hữu ích. Tuy nhiên, một tương lai dựa vào những nguồn năng lượng tái tạo có đủ an toàn và đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam trong tương lai tới?
phat thai co2 tu tieu dung nang luong nhin va suy ngam tu moi goc do ky cuoi

Phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng: Nhìn và suy ngẫm từ mọi góc độ [Kỳ cuối]

Xét trên mọi phương diện, quy mô tiêu dùng năng lượng sơ cấp, quy mô phát thải CO2, kể cả tính theo bình quân đầu người, thì Việt Nam còn rất thấp so với bình quân của thế giới và quá thấp so với nhiều nước trong khu vực, cũng như mức phát thải cho phép. Do đó, nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam thời gian tới tiếp tục tăng cao, kéo theo mức phát thải khí nhà kính tăng lên là xu thế tất yếu. 
phat thai co2 tu tieu dung nang luong nhin va suy ngam tu moi goc do ky 2

Phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng: Nhìn và suy ngẫm từ mọi góc độ [Kỳ 2]

Phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng, xét theo khối nước, thì khối OECD đa phần là các nước có xu hướng giảm phát thải, song năm 2018 một số nước phát thải vẫn cao như: Mỹ, Hàn Quốc, Ba Lan, Úc... nên mức phát thải của toàn khối tăng lên. Còn khối các nước ngoài OECD, do nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội ngày càng tăng, kéo theo mức phát thải CO2 tăng lên. Với EU, mức phát thải có giảm, do cơ cấu tiêu dùng năng lượng sơ cấp chuyển dịch theo hướng sạch hơn...  
than dien than tang truong trong su phan hoa theo xu the tat yeu ky 1

Than, điện than tăng trưởng trong sự phân hóa theo xu thế tất yếu [Kỳ 1]

Xét trên phạm vi toàn cầu năm 2018, than và nhiệt điện than không những không giảm mà vẫn tiếp tục tăng mạnh, giữ vai trò chính trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng sơ cấp và điện năng của nhân loại, đặc biệt nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 38%, vượt xa điện khí đứng thứ hai là 23,2%. Từ xu thế của thế giới, kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, việc phát triển than, nhiệt điện than của Việt Nam là cần thiết. Tuy nhiên, việc phát triển than, nhiệt điện than thời gian tới phải theo cách khôn ngoan trên cơ sở áp dụng công nghệ sạch và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
viet nam khong chap nhan cong nghe nang luong lac hau

'Việt Nam không chấp nhận công nghệ năng lượng lạc hậu'

Ngày 25/4 tại Bắc Kinh, tiếp các tập đoàn về năng lượng hàng đầu Trung Quốc, nhân dịp tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Việt Nam không chấp nhận công nghệ cũ, lạc hậu".
tinh toan khoa hoc co cau nguon hop ly cho quy hoach dien quoc gia

Tính toán khoa học cơ cấu nguồn hợp lý cho quy hoạch điện quốc gia

Cùng với việc xây dựng Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia, đã đến lúc một loạt câu hỏi cần được làm sáng tỏ: Nhu cầu năng lượng của Việt Nam bao nhiêu thì đủ cho phát triển? Cơ cấu nhiệt điện than, năng lượng tái tạo đã hợp lý chưa? Vấn đề cung cấp nhiên liệu như thế nào? Điện hạt nhân tới đây có trở lại quy hoach không? Khả năng cân đối và hiệu quả tài chính thế nào?, vv... 
tap chi nang luong viet nam tuoi trang ram

Tạp chí Năng lượng Việt Nam tuổi 'Trăng Rằm'

Chặng đường 15 năm Tạp chí Năng lượng Việt Nam đi vào hoạt động và trưởng thành cũng là thời kỳ ngành Năng lượng Việt Nam phát triển khá nhanh trong tất cả các khâu từ thăm dò, khai thác, sản xuất, chế biến, truyền tải, phân phối, xuất - nhập khẩu năng lượng. Đồng thời cũng là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng, nhu cầu năng lượng tăng cao, đã dẫn tới việc khai thác ngày càng cạn kiệt các nguồn năng lượng sơ cấp truyền thống (thủy năng, than, dầu khí), biến nước ta từ xuất khẩu tịnh thành nhập khẩu tịnh năng lượng, an ninh năng lượng quốc gia tiềm ẩn nhiều thách thức.
tiet kiem nang luong la su nghiep cua toan dan

Tiết kiệm năng lượng là sự nghiệp của toàn dân

Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có dịp phân tích vì sao giá điện năng ở Việt Nam phải tăng và cũng đã đề xuất khẩu hiệu "tiết kiệm điện là quốc sách". Nhân dịp này, chúng tôi xin lý giải tại sao cần coi: Tiết kiệm năng lượng là sự nghiệp của toàn dân?
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động