RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Cơ cấu nguồn điện | Trang 2 Chủ nhật 19/05/2024 15:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
lua chon nao de viet nam co co cau nguon dien hop ly

Lựa chọn nào để Việt Nam có cơ cấu nguồn điện hợp lý?

Đầu năm Tân Sửu vừa qua, trước nguy cơ công suất phụ tải toàn quốc tại một số thời điểm thấp điểm trưa thấp tới 15.000 MW (thấp hơn cả lượng công suất đặt của điện mặt trời), Bộ Công Thương đã có văn bản “hoả tốc” yêu cầu cấp bách trong vận hành và đảm bảo an toàn hệ thống điện, trong đó xác định trường hợp hệ thống điện dư thừa công suất đang phát lên hệ thống so với phụ tải tiêu thụ là tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an ninh của hệ thống điện. Yêu cầu A0 cần thực hiện khẩn trương việc điều tiết giảm công suất các nguồn điện, đảm bảo cân bằng giữa công suất phát và tiêu thụ theo quy định; các đơn vị phát điện có trách nhiệm tuân thủ nghiêm phương thức vận hành, mệnh lệnh điều độ. Vậy, với những ngày bình thường (khi mà hiện nay tốc độ tăng phụ tải điện vẫn còn thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19)  thì sao? Việc điều độ vận hành có khó khăn gì không? Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số ý kiến phân tích - một góc nhìn của chuyên gia năng lượng - môi trường Đào Nhật Đình để bạn đọc tham khảo.   
quy hoach nguon dien viet nam va kinh nghiem quoc te ve ty trong nang luong tai tao

Quy hoạch nguồn điện Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế về tỷ trọng năng lượng tái tạo

Theo dự thảo Quy hoạch phát triển triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), tổng công suất nguồn điện năm 2020 đã lắp đặt khoảng 69,094 MW chiếm phần lớn là dạng năng lượng thủy điện (30%), nhiệt điện than (30%), điện khí-dầu diesel (13%), trong đó năng lượng tái tạo chiếm 26%. Sự phát triển mất cân đối của điện mặt trời do tăng trưởng quá nhanh và nóng so với cơ cấu nguồn điện quốc gia sẽ dẫn đến một số vấn đề bất cập về mặt kỹ thuật dẫn đến việc khai thác, vận hành không hiệu quả, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia. Bài báo đưa ra những bài học kinh nghiệm về quy hoạch điện mà các quốc gia trong khu vực đã trải qua, thông qua đó đề xuất quy hoạch cơ cấu nguồn điện của Việt Nam trong giai đoạn mới sao cho hợp lý, tránh lãng phí đầu tư.
toan canh nganh dien the gioi va nhung dieu suy ngam cho viet nam ky cuoi

Toàn cảnh ngành điện thế giới và những điều suy ngẫm cho Việt Nam [Kỳ cuối]

Góp ý cho cơ quan tư vấn lập Quy hoạch điện VIII, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Không có một cơ cấu nguồn điện thống nhất cho mọi khu vực, nhóm nước, các nước và không có cơ cấu hợp lý cố định cho mọi thời kỳ vì “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” và “mỗi thời mỗi khác”. Do vậy, không thể lấy cơ cấu của bất kỳ nước nào để làm hình mẫu áp dụng cho nước khác, hoặc không thể lấy cơ cấu của bất kỳ thời kỳ nào trong quá khứ để làm hình mẫu áp dụng cho hiện tại hay trong tương lai, nếu có thì chỉ tham khảo kinh nghiệm mà thôi...
toan canh nganh dien the gioi va nhung dieu suy ngam cho viet nam ky 1

Toàn cảnh ngành điện thế giới và những điều suy ngẫm cho Việt Nam [Kỳ 1]

Trong chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập toàn cảnh ngành điện năm 2019 trên phạm vi toàn cầu, các khu vực, nhóm nước và các nước đại diện dưới các góc nhìn: Quy mô sản lượng, tốc độ tăng, tỷ phần, sản lượng điện bình quân đầu người, cơ cấu nguồn điện theo loại nhiên liệu phát điện trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng... Qua đó rút ra một số điều suy ngẫm cho Việt Nam trong chiến lược phát triển điện thời gian tới. 
ban ve nhu cau va co cau nguon dien quoc gia trong vai thap nien toi

Bàn về nhu cầu và cơ cấu nguồn điện quốc gia trong vài thập niên tới

Nhu cầu điện và cơ cấu phát triển hợp lý các nguồn điện được chú ý ở tất cả các quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt và nhiều nguồn năng lượng truyền thống trên đà cạn kiệt. Các nước đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng bền vững và ngày càng đảm bảo công bằng xã hội. Nội dung tính toán, xác định nhu cầu và cơ cấu sử dụng tối ưu, hợp lý các nguồn điện cho quốc gia để phát triển bền vững đối với Việt Nam là yêu cầu cấp thiết hiện nay. 
giai phap nhap khau dien trong dai han cua viet nam

Giải pháp ‘nhập khẩu điện’ trong dài hạn của Việt Nam

Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy, tiềm năng nhập khẩu điện từ các nước láng giềng về Việt Nam (Lào, Trung Quốc) là rất đáng kể, có thể đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Việc tăng nhập khẩu điện càng có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh các nguồn điện truyền thống như nhiệt điện than trong nước ngày càng khó xây dựng do các vấn đề về môi trường, nguồn nhiên liệu và khả năng huy động vốn đầu tư.  
day la thoi diem de viet nam dat muc tieu 100 dien tai tao

Đây là thời điểm để Việt Nam đặt mục tiêu 100% điện tái tạo?

Tại diễn đàn "năng lượng thông minh - tối ưu hóa cơ cấu nguồn điện Việt Nam với các giải pháp linh hoạt" do Đại sứ quán Phần Lan phối hợp với Tập đoàn Wartsila tổ chức sáng 29/8, tại Hà Nội, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Wartsila, ông Jaakko Eskola cho rằng: Với tiềm năng điện gió, điện mặt trời và các loại hình khác, đây là thời điểm lý tưởng để đặt mục tiêu, hướng tới 100% năng lượng tái tạo trong tương lai. 
phan bien bai viet co cau nguon dien cho quy hoach dien viii

Phản biện bài viết: Cơ cấu nguồn điện cho quy hoạch điện VIII

Sau khi Tạp chí Năng lượng Việt Nam đăng tải bài viết "Đề xuất định hướng cơ cấu nguồn điện cho quy hoạch điện VIII" nhiều bạn đọc đã có ý kiến trao đổi, phản biện, góp ý, trong đó có ý kiến của Hoàng Anh Tú thắc mắc về cách hiểu thuật ngữ về "An ninh năng lượng", cách tác giả phân tích số liệu và ví dụ so sánh trong bài viết... Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn và rất mong tiếp tục nhận được thêm nhiều ý kiến từ các bạn để BBT hoàn thiện hơn trong các phản biện tiếp theo.
de xuat dinh huong co cau nguon dien cho quy hoach dien viii

Đề xuất định hướng cơ cấu nguồn điện cho Quy hoạch điện VIII

Trong Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), Việt Nam đã tính đến mọi nguồn năng lượng có thể, nhưng mỗi loại đều có các ưu điểm, nhược điểm khi đem so sánh với cách hiểu thuật ngữ về "An ninh năng lượng"; các dạng nguồn đều đã từng bị các dư luận khác nhau phê phán, bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí và điện hạt nhân. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu thiên về một loại nguồn, loại bỏ một nguồn nào trong số đó cũng đều phạm sai lầm nhất định. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của Việt Nam, chúng tôi kiến nghị trong Quy hoạch VIII tới đây, nên đưa vào đầy đủ các loại hình nguồn phát điện: thủy điện, nhiệt điện (than, dầu, Gas), biomass, điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân và nhập khẩu.
nhiet dien than viet nam va nhung van de can phai lam sang to

Nhiệt điện than Việt Nam và những vấn đề cần phải làm sáng tỏ

Hiện đang có nhiều ý kiến tranh luận về vai trò nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam. Không ít ý kiến cho rằng, điện than gây ô nhiễm, gây chết người, đi ngược xu thế quốc tế, đã đến lúc phải "cáo chung". Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam vẫn cần phát triển điện than bởi tính khả thi và đảm bảo cung cấp điện năng cho phát triển kinh tế, xã hội... Còn theo các chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Đây là vấn đề lớn, phức tạp, để chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng cần nghiên cứu tổng thể, không thể nói vo, định tính. Bài viết dưới đây không nhằm phản biện với từng ý kiến cụ thể, mà chỉ xin tóm tắt những điểm chính của hai quan điểm, từ đó kiến nghị việc xác định vai trò nhiệt điện than trong thời gian tới.
can lam ro vai tro nhiet dien than trong co cau nguon dien viet nam

Cần làm rõ vai trò nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam

Hiện đang có nhiều ý kiến tranh luận về vai trò nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam vẫn cần phát triển điện than bởi tính khả thi và đảm bảo cung cấp điện năng cho phát triển kinh tế, xã hội. Không ít ý kiến cho rằng, điện than gây ô nhiễm, gây chết người, đi ngược xu thế quốc tế, đã đến lúc phải "cáo chung"... Còn theo các chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Đây là vấn đề lớn, phức tạp, để chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng cần nghiên cứu tổng thể, không thể nói vo, định tính. Bài viết dưới đây không nhằm phản biện với từng ý kiến cụ thể, mà chỉ xin tóm tắt những điểm chính của hai quan điểm, từ đó kiến nghị việc xác định vai trò nhiệt điện than trong thời gian tới.
giai phap nao quan tri hieu qua nguon thuy dien viet nam

Giải pháp nào quản trị hiệu quả nguồn thủy điện Việt Nam?

Lẽ ra công tác quản trị nguồn thủy điện Việt Nam phải được đề cập từ khi thực hiện dự án đầu tiên với tầm vĩ mô của nó. Theo nhiều chuyên gia, chúng ta thiếu cách nhìn tổng quan, hệ thống, kể cả nguồn nước từ các nước láng giềng và khu vực. Trên thực tế, chúng ta chỉ mới xây dựng quy hoạch, dự án từng công trình, rộng hơn một ít là lưu vực một dòng sông. Còn tính tổng thể, hệ thống sông ngòi chưa được đề cập, thiếu những tính toán tối ưu cơ cấu nguồn điện cho từng giai đoạn. Các Nghị quyết, Quyết định của các cơ quan hữu trách cũng chỉ yêu cầu về quản lý thủy điện...
chua co gi de thay the nhiet dien than tren toan cau

Chưa có gì để thay thế nhiệt điện than trên toàn cầu

Năng lượng tái tạo trên toàn cầu mặc dù được đầu tư ngày một lớn, nhưng sản lượng điện phát ra thấp. Xét về mặt kỹ thuật, để hệ thống điện vận hành ổn định, tỷ trọng của phong điện và quang điện không nên cao hơn 25%. Đức là quốc gia có công suất quang điện công nghệ PV lớn nhất, nhưng tỷ trọng quang điện trong tổng sản lượng điện cũng chỉ ở mức rất khiêm tốn 5% (năm 2014). Còn ở Việt Nam, việc thay thế nhiệt điện than bằng điện gió và điện mặt trời là khó khả thi về mặt kinh tế... Nhân dịp Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Thành Sơn để làm rõ thêm vai trò nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
de nhiet dien than giam thieu tac dong tieu cuc

Để nhiệt điện than giảm thiểu tác động tiêu cực

Tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nguồn nhiệt điện than ở Việt Nam đã và đang chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh cung cấp điện cho phát triển kinh tế, xã hội. Ưu thế cơ bản của nhiệt điện đốt than là nguồn cung và giá than ổn định, rẻ hơn so với các nguồn nhiên liệu hoá thạch khác. Công nghệ các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) đốt than cũng đã có truyền thống phát triển lâu dài, thương mại hóa, có độ ổn định và tin cậy cao. Cùng với việc tạm dừng chương trình phát triển điện hạt nhân, trong tương lai trung hạn (15 - 20 năm nữa), công suất các nhiệt điện than vẫn sẽ chiếm trên 50% tổng công suất nguồn điện, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam.
dinh hinh co cau nguon dien tai tao trong quy hoach dien viii

Định hình cơ cấu nguồn điện tái tạo trong Quy hoạch điện VIII

Ngày 15/3/2018, tại Hà Nội, Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo "Phương pháp xác định cơ cấu nguồn năng lượng tái tạo phù hợp trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia". Đây là hoạt động trong khuôn khổ của Dự án "Chương trình năng lượng phát thải thấp" sử dụng ODA không hoàn lại của Chính phủ Hoa Kỳ (Dự án V - LEEP), để thực hiện nghiên cứu về khả năng tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống điện Việt Nam trong Quy hoạch điện VIII tới đây.
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động