RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Điện hạt nhân | Trang 14 Chủ nhật 19/05/2024 13:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
quan ly tri thuc nganh nang luong nguyen tu va huong tiep can moi

Quản lý tri thức ngành năng lượng nguyên tử và hướng tiếp cận mới

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã ban hành bộ tài liệu hướng dẫn về quản lý tri thức hạt nhân: "Guide on Nuclear Knowledge Management (NKM)" trong các tổ chức hạt nhân cho cơ quan vận hành, cơ quan pháp quy, cơ quan nghiên cứu triển khai và hỗ trợ kỹ thuật. Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) là cơ quan nghiên cứu, triển khai và hỗ trợ kỹ thuật (gọi tắt là cơ quan R&D và TSO). Theo tài liệu hướng dẫn này thì: "Quản lý tri thức được định nghĩa như một cách tiếp cận tích hợp và có hệ thống để xác định, thu thập, chuyển đổi, phát triển, phổ biến, sử dụng, chia sẻ và giữ gìn tri thức, nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể"... Để bạn đọc có cái nhìn toàn diện về nội dung tài liệu nêu trên của IAEA, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu bài viết dưới đây của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà - một cán bộ nghiên cứu thuộc VINATOM.  
bao nhat binh luan chinh sach phat trien dien tai tao viet nam

Báo Nhật bình luận chính sách phát triển điện tái tạo Việt Nam

Theo bình luận của Tạp chí Nikkei Asian, tương tự như Nhật Bản vào những năm 70 của thế kỷ trước, Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Với chủ trương của Chính phủ, nhiều công ty của Việt Nam đã chú trọng đến phát triển năng lượng tái tạo. Hiện quốc gia này đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho tương lai sau khi hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
nang luong viet nam trong lo trinh doi moi tong the

Năng lượng Việt Nam trong lộ trình đổi mới tổng thể

Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa thực hiện cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về những vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách về phát triển năng lượng Việt Nam trong giai đoạn trước mắt, cũng như tương lai tới. Bộ trưởng đã phân tích khá toàn diện về vấn đề thực thi lộ trình thị trường điện cạnh tranh; phương án nguồn điện thay thế điện hạt nhân Ninh Thuận; việc quản lý, xem xét, phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo; vấn đề quy hoạch các phân ngành (điện, than, dầu - khí); cơ sở luận chứng, tính toán sử dụng khí hóa lỏng (LNG) cho phát điện; và hình thức đầu tư BOT trong ngành năng lượng Việt Nam...
vi sao dien gio chua the thay the nhiet dien than

Vì sao điện gió chưa thể thay thế nhiệt điện than?

Theo đánh giá của các chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, mặc dù tăng trưởng rất nhanh về công suất, nhưng sản lượng năng lượng gió (phong điện) chỉ chiếm 3% (khoảng 706 TWh/2014) trong tổng sản lượng điện của thế giới. Với Việt Nam, để giảm được 70 triệu tấn than phải nhập khẩu hàng năm, cần xây dựng khoảng 48,3GW công suất phong điện (bằng gần 1/3 công suất nguồn điện này của Trung Quốc). Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chúng ta cần có công suất phong điện lớn hơn công suất của nhiệt điện than 3,25 lần. Tương tự, vốn đầu tư sẽ phải cao hơn 4,06 lần và giá điện sẽ tăng lên tương ứng (vì phong điện chỉ có thành phần “giá công suất”), vv… Và tránh trường hợp rã lưới, chúng ta cần khảo sát đánh giá khoa học có tính đến xác suất sự cố của các nguồn khác.
chua the thay nhiet dien than bang phong dien tam ket

Chưa thể thay nhiệt điện than bằng phong điện [Tạm kết]

Năng lượng gió (phong điện) là nguồn năng lượng tái tạo, sạch, nhưng rất bất định vì phụ thuộc vào thiên nhiên. Trên thế giới, phong điện đang có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chưa thể thay thế được nhiệt điện (than, dầu, khí) về quy mô (về sản lượng) và về giá. Còn với Việt Nam, mức độ phát triển năng lượng tái tạo phụ thuộc vào sức mua điện của các ngành kinh tế và cơ chế hỗ trợ về giá của Chính phủ... (Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin tạm kết chuyên đề này tại đây và rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản biện của bạn đọc để chúng tôi hoàn thiện thêm trong các chuyên đề tiếp theo về năng lượng tái tạo).
chua the thay nhiet dien than bang phong dien ky 1

Chưa thể thay nhiệt điện than bằng phong điện [Kỳ 1]

Mặc dù tăng trưởng rất nhanh về công suất, nhưng sản lượng của điện gió (phong điện) chỉ chiếm 3% (khoảng 706 TWh/2014) trong tổng sản lượng điện của thế giới. Với Việt Nam, để giảm được 70 triệu tấn than phải nhập khẩu hàng năm, cần xây dựng khoảng 48,3GW công suất phong điện (bằng gần 1/3 công suất nguồn điện này của Trung Quốc). Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chúng ta cần có công suất phong điện lớn hơn công suất của nhiệt điện than 3,25 lần. Tương tự, vốn đầu tư sẽ phải cao hơn 4,06 lần và giá điện sẽ tăng lên tương ứng (vì phong điện chỉ có thành phần “giá công suất”), vv… Và tránh trường hợp rã lưới, chúng ta cần khảo sát đánh giá khoa học có tính đến xác suất sự cố của các nguồn khác. Để bạn đọc có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây của TS. Nguyễn Thành Sơn - TGĐ New Technology Solutions.
thach thuc nang luong va vi the nganh than

Thách thức năng lượng và vị thế ngành Than

Theo Quy hoạch than điều chỉnh, nhiệt điện than mặc dù đã được xem xét giảm để tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng sạch, tái tạo song vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam. Trong bối cảnh năng lượng tái tạo có giá thành cao, tiềm năng thủy điện đã được khai thác đáng kể, nguồn khí hạn chế, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dừng triển khai… thì vai trò của ngành Than càng trở nên quan trọng. Càng quan trọng hơn, khi dự báo trong tương lai tới, nguồn than trong nước sẽ không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng nói chung, sản xuất điện nói riêng và phải nhập khẩu với khối lượng rất lớn... Vậy, giải pháp nào để đáp ứng đủ nhu cầu nhiên liệu than cho nền kinh tế đang ngày càng tăng cao (năm 2020: 86 triệu tấn, năm 2025: 121 triệu tấn và năm 2030: 156 triệu tấn)? Tạp chí Năng lượng Việt Nam có cuộc phỏng vấn với ông Lê Minh Chuẩn - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) xung quanh vấn đề này.
phan doi viet nam phat trien nhiet dien than la mot sai lam tam ket

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Tạm kết]

Để tạm kết chuyên đề phản biện: "Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm" chúng tôi xin nêu một số câu hỏi để bạn đọc cùng suy ngẫm, thảo luận nhằm góp ý thêm cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam ở các chuyên đề tiếp theo. Thứ nhất, tại sao Hoa Kỳ một đất nước giàu có, nền công nghiệp phát triển, phát thải khí nhà kính nhiều, nhưng lại không thực thi tuyên bố Rio de Janeiro, Công ước Kyoto và tuyên bố rút khỏi Hiệp định/Thỏa thuận Paris-2015 về khí hậu? Thứ hai, tại sao Trung Quốc trong suốt cả quá trình phát triển của mình đều phản đối "giảm phát thải", còn bây giờ (khi đã tiêu thụ ½ tổng lượng than của thế giới, sản xuất ¼ tổng lượng điện thế giới và phát thải khoảng 29% tổng lượng khí nhà kính trên toàn thế giới) quốc gia này mới ký vào Thỏa thuận Paris? Và tại sao phải tới năm 2025 mới đóng cửa 103 nhà máy nhiệt điện than (công nghệ cũ, hiệu suất thấp, đa phần đã hết hạn sử dụng)? Thứ ba, với Hàn Quốc - một quốc gia có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới và có tài nguyên than không đáng kể, chủ yếu là nhập khẩu, nhưng tại sao điện tái tạo chỉ có 0,6%? Và tại sao đến bây giờ Hàn Quốc mới tuyên bố sẽ đóng cửa 8/59 nhà máy nhiệt điện than (có tuổi đời trên 30 năm, đã hết hạn sử dụng) mà không phải là trước đó?, vv...
trien vong cong nghe nga trong cac du an nang luong viet nam

Triển vọng công nghệ Nga trong các dự án năng lượng Việt Nam

Mối quan hệ hợp tác giữa Power Machines - PM (Liên bang Nga) với ngành năng lượng Việt Nam đã bắt đầu từ hơn nửa thế kỷ nay với việc cung cấp 3 máy phát điện cho Nhà máy Thủy điện Thác Bà. Tiếp đến là các nhà máy điện: Uông Bí, Phả Lại, Trị An, Hòa Bình. Vào đầu những năm 2000, PM đã trở lại thị trường Việt Nam, với việc tham gia vào các dự án thủy điện Ialy và Cần Đơn. Cạnh đó là các hợp đồng cho hai nhà máy thủy điện Sê san 3, Nhiệt điện Uông Bí (mở rộng giai đoạn 2) và đặc biệt là thực hiện tổng thầu EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1... Để tìm hiểu thêm về những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, những giải pháp thiết kế mới, những thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu - triển khai (R-D), cũng như triển vọng hợp tác của PM trên thị trường năng lượng Việt Nam trong tương lai tới, vv... Tạp chí Năng lượng Việt Nam có cuộc phỏng vấn với bà Anastasia - Giám đốc Văn phòng đại diện PJSC Power Machines tại Hà Nội.
giai phap nang luong chau a bai hoc cho viet nam ky cuoi

Giải pháp năng lượng châu Á - bài học cho Việt Nam [Kỳ cuối]

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đã đạt tới vị trí của một quốc gia có thu nhập trung bình (1.500 USD/năm năm 2016). Mặc dù đã đạt được điều đó, Việt Nam cần có chính sách cho một nền kinh tế có lượng khí thải CO2 thấp và bảo đảm an ninh năng lượng với biến đổi khí hậu. Kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế mà không gia tăng tiêu thụ năng lượng của Đan Mạch là bài học hữu ích cho Việt Nam.
giai phap nang luong chau a bai hoc cho viet nam ky 2

Giải pháp năng lượng châu Á - bài học cho Việt Nam [Kỳ 2]

Chiến lược tăng trưởng xanh là giải pháp để các quốc gia vượt qua các thách thức nghiêm trọng của suy thoái kinh tế, bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, mô hình tăng trưởng xanh, bền vững là mô hình được mọi quốc gia mong đợi.
hieu nguoi duc duoc tra tien khi dien tai tao du thua la sai lam

Hiểu người Đức "được trả tiền" khi điện tái tạo dư thừa là sai lầm

Năm 2013, tờ Der Spiegel trích dẫn báo cáo của Cơ quan Năng lượng Đức cho biết, nước này đã phải trả tới 20 tỷ Euro để mua một lượng điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo có giá thị trường vào khoảng… 3 tỷ Euro. Theo đó, trong những ngày vừa qua, nhiều độc giả Việt Nam đã chia sẻ bài báo, chương trình truyền hình nói về hiện tượng "ở nước Đức, nguồn điện gió dư thừa đến mức giá điện xuống mức âm và người dân được nhà cung cấp điện trả tiền để sử dụng". Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, đó là một minh chứng cho việc nguồn điện năng từ mặt trời, gió… hoàn toàn có thể thay thế nguồn điện truyền thống (điện hạt nhân, thuỷ điện, nhiệt điện…) vốn có nhiều lo ngại về vấn đề môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là cách hiểu rất sai lầm.
giai phap nang luong chau a bai hoc cho viet nam ky 1

Giải pháp năng lượng châu Á - bài học cho Việt Nam [Kỳ 1]

Nhu cầu năng lượng của châu Á dự báo chiếm 40% tổng nhu cầu thế giới và chi phí đầu tư trong lĩnh vực năng lượng lên tới 68 nghìn tỷ USD năm 20401. Mức tiêu dùng năng lượng tại khu vực châu Á sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn 2010 - 2035 do phát triển kinh tế năng động của khu vực, dân số gia tăng, đặc biệt là tầng lớp trung lưu vốn chiếm lượng lớn trong số người tiêu dùng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency - IEA), châu Á cần khoản đầu tư hơn 10.000 tỷ USD vào ngành năng lượng trong giai đoạn (2012-2020)2.
khai thac su dung nguon thuy dien viet nam

Khai thác, sử dụng nguồn thủy điện Việt Nam

Như chúng ta đều biết: từ tài năng đến vật chất không có gì là tuyệt đối, tất cả chỉ tương đối. Do vậy, với thủy điện, bên cạnh những ưu điểm thì cũng có những nhược điểm nhất định. Nhưng trước hết phải khẳng định rằng: Phát triển thủy điện "được" nhiều hơn "mất". Chúng ta phải sòng phẳng với thủy điện. Càng không nên, cứ thấy ngập lụt là quy tội cho thủy điện xả nước. Thủy điện chỉ xả nước khi cần thiết (có nguy cơ gây vỡ đập). Trong nền kinh tế thị trường, không có chủ dự án thủy điện nào bỏ tiền ra xây dựng đập để tích nước phát điện lại bỗng dưng... xả nước đi?! Còn trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, các loại nguồn điện hiện đang gặp những thách thức phải vượt qua: các dự án khí điện chưa đảm bảo tiến độ và tính đồng bộ, các dự án nhiệt điện than được khuyến nghị giảm bớt, các dự án điện từ năng lượng tái tạo dù được hỗ trợ phát triển nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hai dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận đã dừng xây dựng... Do đó, để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước trong thời gian tới thì việc xem xét nghiên cứu tăng nguồn thủy điện của nước ta theo chúng tôi là hợp lý.
giam le thuoc nang luong nuoc ngoai va chinh sach cua bac kinh

Giảm lệ thuộc năng lượng nước ngoài và chính sách của Bắc Kinh

Lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng gấp 5 lần (từ 2 triệu thùng dầu mỗi ngày hiện nay, lên gần 11 triệu thùng dầu mỗi ngày) vào năm 2030. Điều đó đồng nghĩa với việc quốc gia này sẽ buộc phải nhập khẩu 80% lượng dầu mỏ cho tiêu dùng trong nước. Để giảm sự phụ thuộc nước ngoài, Trung Quốc đã, đang thực thi các chính sách tổng thể, đồng bộ có tính tiên quyết cho an ninh năng lượng quốc gia...
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động