RSS Feed for Sẽ không công bằng, nếu yêu cầu Việt Nam bỏ hết điện than vào năm 2030 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 25/04/2024 05:05
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sẽ không công bằng, nếu yêu cầu Việt Nam bỏ hết điện than vào năm 2030

 - Theo TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hungary, ngày 27/6, Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Hungary đã tổ chức tọa đàm lập pháp lần thứ tư với chủ đề “Hoàn thiện khung pháp lý về giảm phát thải khí nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh”. Tại buổi toạ đàm, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ cho rằng: Rõ ràng là thiếu công bằng, nếu yêu cầu Việt Nam đến năm 2030 phải bỏ hết điện than, trong khi nhiều nước phát triển trên thế giới vẫn tiếp tục sử dụng nguồn năng lượng này.
Góc nhìn chuyên gia về cung ứng điện Việt Nam (giai đoạn 2022 - 2025) Góc nhìn chuyên gia về cung ứng điện Việt Nam (giai đoạn 2022 - 2025)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo lên Chính phủ về những khó khăn trong đáp ứng nhu cầu điện toàn quốc (giai đoạn 2022 - 2025). Phần lớn khó khăn là do thiếu hụt nguồn cấp điện... Nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Xu hướng chuyển dịch năng lượng và tác động đến Việt Nam Xu hướng chuyển dịch năng lượng và tác động đến Việt Nam

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và khan hiếm nhiên liệu, từ nhiều năm trước, trên thế giới đã bắt đầu diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và chú trọng sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. Đặc biệt, trong sự kiện COP26 cuối năm 2021, các cam kết của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững.

Phát biểu khai mạc toạ đàm, Chủ tịch Quốc hội Hungary KÖvér László cho biết: Đây là toạ đàm lập pháp thứ tư được Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Hungary phối hợp tổ chức để cùng nhau bàn về nội dung được cả hai bên hết sức quan tâm. Là cơ hội để hai bên cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và cách thức lập pháp của nhau nhằm góp phần bảo đảm các công việc lập pháp về lĩnh vực này được thực hiện hiệu quả, đáp lại các thách thức của thời đại tốt hơn.

Theo Chủ tịch Quốc hội KÖvér László, khắc phục các hậu quả của biến đổi khí hậu là việc không cần phải tranh luận, vì đó không phải là việc riêng của đất nước nào mà là của cả thế giới.

Hungary đã luôn quyết tâm bảo vệ môi trường, khí hậu và thể hiện rất rõ ràng trong các định hướng phát triển cũng như các quy định luật pháp của mình. Hungary theo chủ trương độc lập, tự chủ và không trái ngược với các mục tiêu chung nói trên của cộng đồng quốc tế.

Chính sách về khí hậu của Hungary phải thích nghi với yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU), nhưng không bỏ qua các đặc điểm dân tộc và lợi ích dân tộc của Hungary. Chính sách của EU có hai mục tiêu quan trọng, đến năm 2030 phải giảm từ 50 - 55% lượng khí thải nhà kính so với năm 1990, sau đó đạt mục tiêu hoàn toàn trung hoà khí thải. Các mục tiêu này quyết định chính sách về năng lượng của Hungary.

“Là quốc gia đầu tiên phê chuẩn Thoả thuận Paris, nhưng để đạt mục tiêu của EU thì phải trả lời được các câu hỏi: Lộ trình thực hiện như thế nào, ai chịu chi phí cho việc đạt được các mục tiêu này?” - Chủ tịch Quốc hội Hungary nêu quan điểm.

Tháng 6/2020, Quốc hội Hungary đã ban hành Luật về Bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu. Theo đó, cấp quốc gia đặt mục tiêu giảm 40% lượng khí thải và hiệu ứng nhà kính so với năm 1990 và đến năm 2050 cam kết đạt mục tiêu trung hoà về khí hậu. Hungary là một trong những quốc gia đầu tiên đã đưa ra các cơ chế pháp lý để thực hiện, coi đó là mẫu kể cả trong các nước châu Âu.

“Trong Luật Bảo vệ môi trường, chúng tôi đã đặt ra các cơ chế để không đẩy chi phí của việc đạt mục tiêu trung hoà cacbon làm chậm lại tiến trình phát triển của Hungary” - Chủ tịch Quốc hội KÖvér László nhấn mạnh.

Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Tại Kỳ họp lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-26) vừa qua, Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là cam kết chính trị hết sức mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn. Đồng thời, thể hiện sự tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để giữ gìn, bảo vệ trái đất. Cùng với sự hỗ trợ, đồng hành của cộng đồng quốc tế, đây sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới của Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: Việt Nam sẽ tiếp tục hành động nhanh chóng, mạnh mẽ và toàn diện, chú trọng chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu - coi đây là cơ hội để thúc đẩy mô hình phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn, cacbon thấp và bền vững. Việt Nam mong muốn nhận được sự hợp tác chặt chẽ của các đối tác quốc tế, trong đó có Hungary và học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật, chính sách về giảm phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng tái tạo, thực hiện mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn, phát triển bền vững.

Chia sẻ quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Hungary về việc phải cân bằng được lợi ích và chi phí trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng: Việc cân bằng được lợi ích và chi phí trong thực hiện cam kết quốc tế của một quốc gia suy cho cùng cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích chính đáng của người dân.

“Rõ ràng là thiếu công bằng, nếu yêu cầu Việt Nam đến năm 2030 phải bỏ hết điện than, trong khi nhiều nước phát triển trên thế giới vẫn tiếp tục sử dụng nguồn năng lượng này” - Chủ tịch Quốc hội nói, đồng thời, mong muốn Hungary chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xử lý, thực hiện các giải pháp đồng bộ để vừa đạt được mục tiêu cam kết, vừa bảo đảm được sự cân bằng về lợi ích và chi phí cho nền kinh tế, cho người dân.

Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đồng hành với Chính phủ, phát huy vai trò lập pháp, giám sát, phân bổ ngân sách để đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, trong đó bao gồm nội luật hóa các cam kết quốc tế, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, sử dụng công nghệ sạch, thúc đẩy các giải pháp phục vụ tăng trưởng xanh, quan tâm đầy đủ đến các nhóm dễ bị tổn thương để không một ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình đổi mới mô hình phát triển.

Qua ý kiến tại toạ đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ nhất trí với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội KÖvér László và các đại biểu về phát triển bền vững không phải là vấn đề của một quốc gia nào, mà đây là vấn đề toàn cầu và các nước phải có hợp tác chặt chẽ với nhau.

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, qua toạ đàm càng nhận thức sâu sắc hơn về việc một mặt phải đặt ra mục tiêu cao để tự tạo áp lực cho chính bản thân mình, nhưng một mặt cũng phải tính toán các mục tiêu để bảo đảm tính khả thi và các giải pháp để thực hiện được các mục tiêu đó.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao chính sách của Hungary luôn giữ được độc lập, tự chủ trong các vấn đề quốc tế, các vấn đề toàn cầu trên cơ sở lợi ích quốc gia của dân tộc, vừa tôn trọng các nguyên tắc của quan hệ quốc tế vừa phải giữ vững được độc lập trong quan hệ đối ngoại.

Đây là một bài học rất sâu sắc và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân đưa đến thành công dù còn khiêm tốn ở Việt Nam trong thời gian qua cũng như ở Hungari. Chúng tôi cũng nhận thức được rất nhiều các vấn đề liên quan đến hoàn thiện khung khổ pháp lý xây dựng hệ sinh thái cho phát triển bền vững người thích ứng với biến đổi khí hậu; vấn đề liên quan đến hợp tác quốc tế, vừa cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm vừa phân cấp, ủy quyền trong các vấn đề liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm phát triển bền vững.

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến giảm phát thải nhà kính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự cần thiết phải tính đến những chính sách về tiết kiệm năng lượng kể cả trong sản xuất, trong tiêu dùng... Đồng thời chỉ rõ việc thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững là vấn đề cần quản lý tổng hợp, đa ngành, liên ngành. Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao sự chủ động dẫn dắt của Quốc hội Hungary trong việc thực hiện các mục tiêu này, nhất là việc Hungary đã thành lập một Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững do đích thân Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Hội đồng với sự tham gia rất rộng rãi của các bên, kể cả đại biểu Quốc hội và các thành phần xã hội.

Đây là kinh nghiệm rất quý để Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng trong hoạt động của mình. Quốc hội Việt Nam cũng phải tiếp tục chủ động và dẫn dắt vấn đề này trong tiến trình phát triển của Việt Nam, cũng như trong việc thực hiện các cam kết quốc tế./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM/ NGUỒN: TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động