RSS Feed for Nhìn lại hành trình tiếp nhận chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên của Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 19:52
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhìn lại hành trình tiếp nhận chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên của Việt Nam

 - Sự kiện đón chuyến tàu LNG đầu tiên đến Việt Nam đã thành công tốt đẹp, theo đúng chương trình kế hoạch đề ra, với sự chung tay góp sức của nhiều đơn vị, lực lượng; thể hiện sự đồng lòng, nỗ lực vì mục tiêu cao nhất: Mang nguồn năng lượng xanh phục vụ đất nước. Vào thời điểm tàu Maran Gas Achilles thành công cập cảng Thị Vải, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Nguyễn Thanh Bình đã cùng các lãnh đạo PV GAS và đại diện các đơn vị chứng kiến, chúc mừng toàn thể các thành viên tham gia “chiến dịch” xanh đầy thử thách, với rất nhiều chặng đường phải vượt qua và đạt tới đích đến an toàn.
Chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên của Việt Nam đã cập bến kho cảng Thị Vải Chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên của Việt Nam đã cập bến kho cảng Thị Vải

Vào lúc 10h00 ngày 10/7/2023, con tàu đảm nhận sứ mệnh chở chuyến hàng LNG đầu tiên về Việt Nam mang tên Maran Gas Achilles đã tiến vào cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mang trên mình một màu xanh lam ấn tượng, con tàu từng phút cập sát dần vào vị trí Kho cảng LNG Thị Vải, đánh dấu sự kiện đầu tiên và quan trọng nhất trong lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS).

Khơi thông chính sách phát triển LNG để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Việt Nam Khơi thông chính sách phát triển LNG để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Việt Nam

Theo giới chuyên gia, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG (Liquefied Natural Gas) là một giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu điện tăng cao như hiện nay và yêu cầu phát triển đồng bộ, hợp lý, đa dạng hoá các nguồn năng lượng theo tinh thần Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.

Đề xuất mô hình và chính sách hiện thực hóa mục tiêu điện LNG theo Quy hoạch điện VIII Đề xuất mô hình và chính sách hiện thực hóa mục tiêu điện LNG theo Quy hoạch điện VIII

Quy hoạch điện VIII đã xác định nguồn nhiệt điện khí tái hóa từ LNG (hay gọi tắt là “khí LNG”) chiếm tỷ trọng khoảng hơn 14,9% tổng công suất toàn hệ thống phát điện vào năm 2030 và là một trong các nguồn giúp đảm bảo cung cấp đủ, ổn định, an toàn hệ thống điện quốc gia. Nhưng để hiện thực hóa mục tiêu phát triển nguồn điện này, rất cần thúc đẩy sự phát triển thị trường khí LNG tại Việt Nam hiệu quả, cạnh tranh và bền vững. Khi ngành công nghiệp khí LNG phát triển thuận lợi sẽ đóng góp tích cực vào an ninh năng lượng và phát triển bền vững của đất nước.

Nhìn lại hành trình tiếp nhận chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên của Việt Nam
Chúc mừng các đơn vị PV GAS tham gia hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong sự kiện “PV GAS đón chuyến tàu LNG đầu tiên đến Việt Nam”.

Kể từ 10h00 sáng ngày 10/7/2023, hình ảnh con tàu Maran Gas Achilles neo đậu tại cầu cảng LNG Thị Vải đã thực sự trở thành một biểu tượng mới, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành công nghiệp khí Việt Nam mà PV GAS tiếp tục giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho hành trình năng lượng xanh, vì môi trường sống xanh và sự phát triển bền vững.

Việc tiếp nhận chuyến tàu LNG đầu tiên đến Việt Nam có sự chung tay, phối hợp của rất nhiều đơn vị của PV GAS, nhà thầu thực hiện dự án, cũng như các cơ quan ban ngành như: Công ty Quản lý Dự án khí (DAK), Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT), Chi nhánh Kinh doanh LNG (PV GAS LNG), Liên danh tổng thầu Samsung C&T và PTSC, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, Trạm Biên phòng cửa khẩu Cái Mép, cảnh sát giao thông đường thủy, Trung tâm điều phối giao thông hàng hải VTS Vũng Tàu và các đơn vị dịch vụ hàng hải gồm tư vấn, đại lý hàng hải, hoa tiêu, tàu lai…

Công tác chuẩn bị đón tàu Maran Gas Achilles đã được các bên chuẩn bị hết sức nghiêm túc, phối hợp nhịp nhàng, triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao nên toàn bộ quá trình đón tàu từ phao số 0 đến lúc tàu cập cảng đều được thực hiện an toàn tuyệt đối.

Nhìn lại hành trình tiếp nhận chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên của Việt Nam
Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT PV GAS Nguyễn Thanh Bình cảm ơn và tặng quà lưu niệm Thuyền trưởng Tzirvelakis Nikolaos trên tàu LNG Maran Gas Achilles.

Cụ thể, Công ty Quản lý Dự án Khí là đơn vị đầu mối của PV GAS thực hiện lập dự án đầu tư, quản lý triển khai toàn bộ các công trình thuộc chuỗi dự án LNG Thị Vải. Liên danh tổng thầu Samsung C&T và PTSC đóng vai trò là nhà thầu thiết kế, mua sắm, thi công lắp đặt và chạy thử (EPC) công trình.

Chi nhánh Kinh doanh LNG là bộ phận chủ trì công tác lựa chọn nhà cung cấp, tiếp đón và làm việc với các đoàn chuyên gia từ các nhà cung cấp đến thực hiện thẩm định chuyên sâu (Due Diligence) tại Kho cảng LNG cũng như chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục pháp lý, hải quan cho chuyến hàng lần này.

Sau khi hợp đồng cung cấp LNG được ký kết với Tập đoàn Shell, nhà sản xuất và kinh doanh LNG hàng đầu trên thế giới, PV GAS LNG đóng vai trò đầu mối phối hợp và kết nối tất cả các bên liên quan, bao gồm: Nhà sản xuất, người bán hàng, chủ tàu, các đại lý hàng hải, các đơn vị của PV GAS và các cơ quan chức năng.

Nhìn lại hành trình tiếp nhận chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên của Việt Nam
Lãnh đạo PV GAS chào mừng và cảm ơn ban lãnh đạo tàu Maran Gas Achilles.

Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu chỉ đạo công tác hướng dẫn, phối hợp quản lý nhà nước về cảng biển trong việc điều phối các bên tham gia thực hiện đón tàu vào khu neo, tổ chức hành trình trên luồng và cập/rời cầu cảng, đảm bảo an toàn, tuân thủ các yêu cầu, biện pháp an toàn.

Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu chịu trách nhiệm xây dựng phương án điều động và tiếp nhận tàu, bao gồm: Chuẩn bị điều kiện kỹ thuật, nhân sự (Mooring master, tàu lai, Loading master); rà soát, triển khai công tác chuẩn bị, xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải; bố trí nhân sự vận hành tại cầu cảng; sắp xếp vị trí 2 tàu lai làm nhiệm vụ mooring boat và trực cảnh giới an ninh an toàn cho khu vực thượng lưu và hạ lưu của cầu cảng PV GAS.

Ngoài ra, quá trình tiếp nhận còn có sự tham gia của các đơn vị như: Trạm Biên phòng cửa khẩu Cái Mép, cảnh sát giao thông đường thủy, Trung tâm điều phối giao thông hàng hải VTS Vũng Tàu và các đơn vị dịch vụ hàng hải (tư vấn, đại lý hàng hải, hoa tiêu, tàu lai…) để dẫn tàu từ Phao số 0 vào cảng. Thực hiện giám sát, điều phối hành trình của tàu LNG và các phương tiện hành trình trên luồng đảm bảo khoảng cách hành trình phù hợp với điều kiện an toàn hàng hải. Điều phối các bên tham gia bảo đảm tuân thủ quy định an toàn hàng hải cho hoạt động cập, rời cầu và làm hàng của tàu LNG, xây dựng phương án neo buộc dây tàu an toàn cho tàu LNG, trực tại tàu trong suốt thời gian tàu neo đậu tại cảng và giám sát chung công tác an ninh an toàn hàng hải trên luồng, điều phối hoạt động trực cảnh giới an toàn hàng hải trong suốt thời gian tàu làm hàng.

Nhìn lại hành trình tiếp nhận chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên của Việt Nam
Đại diện Ban Lãnh đạo PV GAS gửi lời cảm ơn và ghi nhận vai trò quan trọng của các bên tham gia "Chiến dịch" đưa nguồn năng lượng xanh về Việt Nam.

Do đây chuyến tàu LNG đầu tiên cập cảng Thị Vải nên quá trình chuẩn bị cho việc tiếp nhận tàu cũng cần hoàn thiện các thủ tục pháp lý về phòng cháy chữa cháy, môi trường, hàng hải trước ngày đón tàu.

Để thực hiện công bố mở cảng tiếp nhận tàu LNG trọng tải đến 100.000 DWT, theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam, PV GAS đã thực hiện điều chỉnh cục bộ đoạn luồng hàng hải dài khoảng 4,2 km, khối lượng nạo vét hơn 570.000 m3. Bên cạnh đó, thực hiện các yêu cầu về an toàn của các hãng tàu lớn trên thế giới cũng như các nhà cung cấp LNG hàng đầu như Shell, Qatar,… Công ty Quản lý Dự án khí cùng với các nhà thầu đã phải thực hiện rất nhiều các đánh giá về an toàn hành hải, kvan toàn neo đậu tàu thuyền, rủi ro va đâm,…

Chuỗi dự án nằm ở vị trí thuận lợi với luồng hàng hải sôi động Cái Mép - Thị Vải, phù hợp với việc tiếp nhận các tàu chở khí LNG có kích cỡ lớn. LNG sẽ được bơm từ tàu về bồn chứa bằng các máy bơm có công suất lớn và các hệ thống ống dẫn truyền. Thông qua hệ thống hạ tầng hiện hữu, PV GAS có thể dễ dàng cung cấp khí cho các nhà máy điện, các hộ tiêu thụ khí thấp áp, các hộ công nghiệp khác nằm trong khu vực Đông Nam Bộ.

PV GAS là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất đến thời điểm hiện nay được Bộ Công Thương cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG”, PV GAS xứng đáng là “Chủ nhân” của những điểm sáng LNG đầu tiên của Việt Nam.

Nhìn lại hành trình tiếp nhận chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên của Việt Nam
Cảng LNG Thị Vải tại vị trí thuận lợi với luồng hàng hải sôi động Cái Mép - Thị Vải - góc nhìn từ đỉnh tàu Maran Gas Achilles.

Vào thời điểm vui mừng ghi nhận thành quả chung của ngày hôm nay, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT PV GAS Nguyễn Thanh Bình đã cùng với đại diện của các bên tham gia “chiến dịch” bước lên con tàu Maran Gas Achilles, gặp gỡ Thuyền trưởng Tzirvelakis Nikolaos, đại diện nhà cung cấp Shell và thủy thủ đoàn. Tại đây, vị thuyền trưởng đã chào mừng đoàn công tác đến thăm tàu, giới thiệu công năng và lịch sử hàng hải của Maran Gas Achilles. Ông cũng đánh giá cao và bày tỏ lời cảm ơn sự phối hợp nhịp nhàng, chuyên nghiệp của đội ngũ PVGAS, các nhà thầu, cũng như các ban nghành phía Việt Nam để con tàu hoàn thành trọng trách của mình.

Chủ tịch HĐQT PV GAS Nguyễn Thanh Bình đã thay mặt PV GAS gửi lời cảm ơn, tặng những món quà lưu niệm và ghi nhận vai trò quan trọng của tất cả các bên tham gia, khẳng định những nỗ lực và tinh thần đoàn kết thống nhất đã tạo nên thành quả đáng được ghi nhận cho cả ngành công nghiệp khí Việt Nam.

Chuyến tàu LNG đầu tiên cập cảng Việt Nam, đánh dấu sự kiện đầu tiên và quan trọng nhất trong lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh của Tổng công ty Khí Việt Nam và góp phần đánh dấu, nâng tầm cụm cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và Việt Nam nói chung trên bản đồ năng lượng thế giới./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động