RSS Feed for Một số nguyên tắc trong lắp đặt và quản lý vận hành tụ bù | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 00:23
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Một số nguyên tắc trong lắp đặt và quản lý vận hành tụ bù

 - Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) là một trong những đơn vị luôn đi đầu trong việc triển khai giải pháp lắp đặt tụ bù công suất phản kháng trên lưới điện. Đây là một giải pháp hiệu quả được nhiều công ty điện lực áp dụng, nhằm giảm tổn thất điện năng, giảm sụt áp, giảm quá tải đường dây, máy biến áp (MBA).

Quy mô và khối lượng tụ bù lắp đặt trên lưới điện của EVN SPC tăng liên tục trong các năm qua. Tính đến cuối tháng 5/2013 đã đạt được 2.141MVAR, gồm: 473MVAR tụ hạ áp, 826MVAR tụ trung áp, 635MVAR tụ thanh cái 22kV, 207MVAR tụ 110kV.

Tuy nhiên lưới điện của EVN SPC hiện vẫn còn tiêu thụ công suất phản kháng từ lưới điện 220kV - 500kV. Việc này dẫn đến tình trạng điện áp thấp tại các trạm nút 220kV, hạn chế độ dự trữ ổn định điện áp, gây nguy cơ sụp đổ điện áp khi có sự cố trên đường dây 500kV.

Tụ bù trung thế trên lưới điện của EVN SPC

Theo Đề án giảm tỷ lệ điện tự dùng để truyền tải và phân phối điện giai đoạn 2013-2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong đó EVN SPC được giao kế hoạch lắp đặt tụ bù trong năm 2013 là 318,75MVAR, năm 2014 là 301,46MVAR, năm 2015 là 340,6MVAR. Tuy nhiên, ngày 20/6/2013, EVN đã có công văn yêu cầu EVN SPC lắp bổ sung 300MVAR, nâng tổng số tụ bù phải lắp đặt trong năm 2013 là 618,75MVAR.

Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn do EVN SPC đã xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm trước 1 năm để đảm bảo lắp đặt tụ bù đúng tiến độ đề ra. Bên cạnh đó, do hạn chế về năng lực sản xuất và tiến độ giao hàng, Công ty thí nghiệm điện miền Nam (ETC2) cũng không cung cấp đủ lượng tụ bù để đáp ứng hết yêu cầu.

Tính đến cuối tháng 7/2013, EVN SPC đã hoàn tất lắp đặt và tái lập vận hành 207,3 MVAR tụ bù, đạt 70% kế hoạch, dự kiến đến tháng 9/2013 sẽ hoàn tất 100%. Kế hoạch lắp đặt tụ bù bổ sung (281,4 MVAR), gồm: Tụ bù hạ áp: 85,8MVAR (chuyển từ kế hoạch năm 2014 sang), dự kiến hoàn tất lắp đặt trong tháng 9/2013; tụ bù thanh cái 22kV trạm 110kV: 195,6 MVAR, dự kiến lắp đặt từ tháng 9-12/2013. Như vậy tổng dung lượng tụ bù dự kiến lắp đặt trong năm 2013 của EVN SPC sẽ đạt 578,05 MVAR.

Để hoàn thành kế hoạch nêu trên, cần sự nỗ lực rất lớn của các Đơn vị thành viên EVN SPC, đặc biệt là Công ty Thí nghiệm điện miền Nam trong việc đảm bảo sản xuất và giao hàng (tụ điện) đúng tiến độ, Công ty Lưới điện miền nam và Công ty Điện lực Đồng Nai lập kế hoạch và triển khai thi công lắp đặt các giàn tụ bù thanh cái ngay sau khi tiếp nhận.

Song song đó, quản lý vận hành tốt và hiệu quả các giàn tụ bù đã lắp đặt là một công việc khó khăn, phức tạp. Công tác này đòi hỏi người quản lý phải có chuyên môn cũng như phải bỏ nhiều công sức theo dõi số liệu vận hành, kiểm tra định kỳ, điều chuyển thiết bị bù... Quan điểm về vận hành tụ bù hiện nay là làm sao giảm tiêu thụ công suất phản kháng về mức thấp nhất trong mọi thời điểm, vì vậy các giàn tụ bù phải thường xuyên vận hành hiệu quả.

Một số nguyên tắc/giải pháp vận hành tụ bù trong thời điểm hiện nay:

Đối với tụ bù hạ áp: Chủ yếu là các tụ bù cố định (bù nền) nên sẽ đóng điện vận hành liên tục.

Đối với các tụ bù trung áp trên đường dây: Phải thường xuyên theo dõi tình hình phát triển và phân bố phụ tải trên từng tuyến đường dây, các thay đổi kết cấu vận hành lưới điện để điều chuyển, tái lập/cô lập các giàn tụ bù phù hợp với phụ tải; hạn chế đến mức thấp nhất việc tiêu thụ công suất phản kháng, chấp nhận việc quá bù ở mức độ nhỏ trong một vài thời điểm trong ngày làm việc trong tuần.

Đối với tụ bù thanh cái 22kV trạm 110kV: Bản thân MBA cũng tiêu thụ một lượng công suất phản kháng đáng kể khi mang tải. Do đó ngoài nhiệm vụ cung cấp công suất phản kháng cho các phát tuyến trung áp, tụ bù thanh cái còn có nhiệm vụ cung cấp công suất phản kháng cho MBA. Vì vậy phương thức vận hành đóng cắt giàn tụ bù thanh cái 22kV hiện nay trên cơ sở thông số công suất phản kháng Q tiêu thụ phía ngăn lộ tổng 22kV MBA sẽ phải thay bằng thông số Q của phía 110kV của MBA. Nghĩa là đảm bảo trạm biến áp không nhận Q từ phía đường dây 110kV. Để làm được điều này, Điều hành viên trạm 110kV cần theo dõi và đề xuất thực hiện tăng hoặc cắt giảm công suất phù hợp cho các giàn tụ bù thanh cái.

Đối với tụ bù 110kV: Phải thường xuyên theo dõi tình hình tiêu thụ công suất phản kháng và tình hình biến động điện áp trên lưới điện 110kV để đề xuất phương thức vận hành phù hợp với Điều độ A2.

Việc quản lý vận hành đúng phương pháp sẽ đảm bảo phát huy hiệu quả các giàn tụ bù đã lắp đặt, góp phần làm giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho hệ thống, giúp Tổng công ty hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ của Tập đoàn giao.

Tình hình tiêu thụ công suất phản kháng của phụ tải các Công ty Điện lực (thuộc EVN SPC):

STT

Công ty điện lực

Pmax (MW)

Qmax

(MVAR)

STT

Công ty điện lực

Pmax

(MW)

Qmax

(MVAR)

1

 An Giang

223,00

33,53

12

 Kiên Giang

196,42

32,60

2

 Bạc Liêu

97,72

20,00

13

 Lâm Đồng

123,30

28,62

3

 Bến Tre

138,31

26,90

14

 Long An

417,74

67,83

4

 Bình Dương

1169,24

272,60

15

 Ninh Thuận

63,92

8,54

5

 Bình Phước

151,31

41,10

16

 Sóc Trăng

107,80

36,00

6

 Bình Thuận

156,65

49,34

17

 Tây Ninh

258,90

68,22

7

 BR-VT

529,11

150,79

18

 Tiền Giang

249,79

56,40

8

 Cà Mau

125,87

26,78

19

 Trà Vinh

74,97

15,23

9

 Cần Thơ

239,34

61,52

20

 Vĩnh Long

95,61

23,46

10

 Đồng tháp

221,28

48,19

21

 Đồng Nai

1238,10

296,5

11

 Hậu Giang

65,42

19,50

22

 EVN SPC

5943,8

1383,65

 

Ghi chú: Số liệu của PC Đồng Nai đã bao gồm khách hàng mua điện 110kV.

Nguồn: EVN SPC

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động