Khởi động dự án điện khí LNG Quỳnh Lập (tỉnh Nghệ An)
06:49 | 28/08/2023
Nhận diện rủi ro tiến độ đầu tư nguồn điện LNG, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII
Theo tính toán về thời gian đầu tư dự án điện khí, điện gió ngoài khơi: Nếu tính từ lúc có Quy hoạch đến khi có thể vận hành, nhanh nhất cũng mất khoảng 8 năm, thậm chí trên 10 năm, trong khi kinh nghiệm phát triển nguồn điện này ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu. Nhưng theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 (chỉ còn 7 năm), công suất của 2 nguồn điện nêu trên phải đạt 28.400 MW... Vậy giải pháp nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu đã đề ra? Tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam. |
Phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII, bài học cho Quy hoạch điện VIII
Kiểm điểm giai đoạn trên 10 năm phát triển nguồn điện ở Việt Nam vừa qua đã cho thấy: Chậm trễ (thậm chí không thể triển khai đầu tư) nhiều nguồn điện truyền thống do bế tắc về vốn đầu tư, nhiên liệu, quy định pháp luật, công tác điều hành, năng lực của một số chủ đầu tư... Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích nguyên nhân cản trở tiến độ phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII. |
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành công văn số 6816/UBND-CN về việc triển khai thực hiện thông báo số 252/TB-BCT ngày 11/8/2023 về kết luận của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại cuộc họp về triển khai giải pháp thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhiệt điện sử dụng LNG. Trong thông báo, Bộ Công Thương lưu ý:
Thứ nhất: Đối với các dự án điện khí LNG chưa có chủ đầu tư, tiếp tục rà soát, bổ sung dự án vào quy hoạch tỉnh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để làm cơ sở triển khai thực hiện dự án theo quy định, hoàn thành trước 30/8/2023.
Thứ hai: Khẩn trương triển khai các thủ tục cần thiết, đảm bảo lựa chọn chủ đầu tư có năng lực về tài chính, kinh nghiệm để thực hiện dự án nhiệt điện sử dụng LNG và các hạ tầng liên quan, sớm triển khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án. Cụ thể một số mốc tiến độ yêu cầu phải thực hiện đối với các dự án điện khí LNG Thái Bình, LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná như sau: Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xong trong tháng 10 năm 2023, phê duyệt FS trước tháng 3 năm 2024 và khởi công dự án trước tháng 12/2024.
Để triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả kết luận này, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ UBND tỉnh đã giao để hoàn thành các nội dung công việc đảm bảo chất lượng, tiến độ theo đúng các quy định pháp luật. Yêu cầu giám đốc/thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương liên quan chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về kết quả thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ (vào ngày 22 hàng tháng) tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng, kiến nghị, đề xuất có liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án này.
Theo Quy hoạch điện VIII sẽ không triển khai 13.220 MW nhiệt điện than gồm: Quảng Ninh 3, Cẩm Phả 3, Hải Phòng 3, Quỳnh Lập 1, 2, Vũng Áng 3, Quảng Trạch 1, Long Phú 2, 3, Tân Phước 1, 2. Thay vào đó, sẽ xem xét trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch các vị trí tiềm năng tại khu vực Quỳnh Lập (Nghệ An), Nghi Sơn (Thanh Hóa) để xây dựng nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập (công suất 1.500 MW) và Nghi Sơn (công suất 1.500 MW) trong giai đoạn 2021 - 2030.
Theo kế hoạch, dự án nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập sẽ được xây dựng tại Trung tâm Điện lực Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, có diện tích khoảng 283 ha (thuộc Khu Công nghiệp Đông Hồi, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An)./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM