RSS Feed for Hợp đồng EPC Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được ký kết | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 00:03
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hợp đồng EPC Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được ký kết

 - Ngày 27/1, tại Thanh Hóa, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn phối hợp với Tổ hợp nhà thầu EPC ký kết hợp đồng EPC Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Đây là dự án của các nhà đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPI/KPE), Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) và Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI). Tập đoàn Dầu khí Kuwait đảm bảo cung cấp dầu thô dài hạn cho dự án.

>> Nghi Sơn - mùa xuân về
>> Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn bắt đầu "cất cánh"
>> Ký kết các văn bản liên quan Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã tham dự.

Lễ ký hợp đồng EPC dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ảnh: VGP

Trước đó, ngày 15/1/2013, tại Hà Nội, thỏa thuận về gói ưu đãi, cam kết của Chính phủ (GGU) dành cho dự án đã được ký kết. Việc các bên ký Hợp đồng EPC hôm nay là bước quan trọng để hoàn thành toàn bộ văn kiện của dự án và chính thức chuyển sang giai đoạn triển khai xây dựng.

Phát biểu tại lễ ký kết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, việc ký hợp đồng EPC Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung - bởi đây là dự án trọng điểm quốc gia, có vốn đầu tư lớn hàng đầu tại đất nước hiện nay.

"Việc ký kết hợp đồng EPC mới chỉ là bước khởi đầu, công việc phía trước còn rất lớn và nặng nề. Để xây dựng thành công và đưa Dự án vào hoạt động đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn nữa, hợp tác hiệu quả cao hơn nữa giữa các bên" - Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu EPC phát huy hết năng lực và kinh nghiệm của mình, thực hiện đúng những cam kết đã ký kết để hợp tác, triển khai tốt nhiệm vụ nhằm bảo đảm tiến độ, đưa Dự án đi vào vận hành an toàn, đạt chất lượng, kinh doanh hiệu quả.



"Với trách nhiệm trước đất nước, trước nhân dân, trước các nhà đầu tư, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát sao, tháo gỡ khó khăn phát sinh nếu có và hỗ trợ kịp thời để Dự án triển khai đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu". Ảnh: VGP

Mặt khác Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục giải quyết tốt việc làm, đời sống cho đồng bào địa phương, nhất là đồng bào vùng dự án phải tái định cư đến nơi ở mới có cuộc sống tốt hơn, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án.

"Với trách nhiệm trước đất nước, trước nhân dân, trước các nhà đầu tư, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát sao, tháo gỡ khó khăn phát sinh nếu có và hỗ trợ kịp thời để Dự án triển khai đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được triển khai xây dựng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa có tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ USD - mức vốn đầu tư lớn hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

Dự án có vai trò quan trọng mang tính chiến lược của Chính phủ Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm lọc hóa dầu ngày càng gia tăng do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách nhanh chóng của quốc gia. Việc xây dựng và vận hành dự án sẽ là một bước tiến quan trọng nhằm từng bước tiến tới việc tự cung, tự cấp các sản phẩm lọc dầu và đảm bảo các nguồn cung năng lượng.

Theo tiến độ dự kiến, dự án sẽ bắt đầu vận hành thương mại vào giữa năm 2017, với công suất lọc dầu 200 nghìn thùng/ngày (tương đương 10 triệu tấn/năm). Các sản phẩm chủ yếu là khí hóa lỏng LPG (32 nghìn tấn/năm); xăng RON 92 (1.131 nghìn tấn/năm); xăng RON 95 (1.131 nghìn tấn/năm); nhiên liệu phản lực (580 nghìn tấn/năm); Diesel cao cấp (2.161 nghìn tấn/năm); Diesel thường (1.441 nghìn tấn/năm).

Tổ hợp nhà thầu EPC thực hiện dự án gồm Liên danh nhà thầu do Công ty JGC (Nhật Bản) đứng đầu và các thành viên khác bao gồm Chiyoda (Nhật Bản), GS E&C (Hàn Quốc), Technip France (Pháp), Technip Geoproduction (Malaysia)... Phạm vi công việc của nhà thầu EPC bao gồm toàn bộ công việc thiết kế, mua sắm, xây lắp và hỗ trợ chạy thử cho toàn bộ nhà máy.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Chủ tịch nước: "Chiêng có to, tiếng mới lớn"
Khi lãnh đạo và trí thức cùng nhìn một hướng
"Kiện đường lưỡi bò": Khen Philippines dũng cảm
Các Bộ trưởng hứa gì đầu năm?
Hoa Kỳ và tiền lệ tổng thống 'vịt què'

Cuộc chiến tranh lạnh phiên bản 2 Trung - Nhật bắt đầu
Chính sách đối ngoại Obama 2.0: Giữa 'bơ' và 'súng'
"Dư luận băn khoăn tự phê bình như hòa cả làng"

nangluongvietnam.vn/

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động