RSS Feed for EVNHCMC trong Top 50 công ty có lưới điện thông minh trên thế giới | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 18:45
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

EVNHCMC trong Top 50 công ty có lưới điện thông minh trên thế giới

 - Sáng ngày 8/2/2023, Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC) đã công bố thông tin: EVNHCMC vào Top 50 bảng xếp hạng lưới điện thông minh trên thế giới, theo đó Tổng công ty đạt vị trí 47/94 (đứng vị trí thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á).
EVNHCMC - Doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được xác nhận mức độ chuyển đổi số EVNHCMC - Doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được xác nhận mức độ chuyển đổi số

Ngày 19/12/2022, ông Phạm Quốc Bảo - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC) cho biết: EVNHCMC vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn tất quá trình đánh giá và xác nhận mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp trên cổng thông tin DBI (Cổng thông tin đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp). Theo đó, Tổng công ty đã trở thành doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được chứng nhận hình thành doanh nghiệp số.

EVNHCMC hiện đại hóa lưới điện góp phần xây dựng đô thị thông minh EVNHCMC hiện đại hóa lưới điện góp phần xây dựng đô thị thông minh

Tiếp tục ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt là các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong công tác hiện đại hóa lưới điện, góp phần thực hiện định hướng xây dựng đô thị thông minh của TP. Hồ Chí Minh đó chính là mục tiêu trong nhiệm kỳ mới 2020 - 2025 của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC).

EVNHCMC trong Top 50 công ty có lưới điện thông minh trên thế giới
Lễ công bố thông tin EVNHCMC vào Top 50 bảng xếp hạng lưới điện thông minh trên thế giới.

Theo EVNHCMC: Trong năm 2022 đã có 94 công ty điện lực trên thế giới tham gia chấm điểm, xếp hạng lưới điện thông minh theo bộ chỉ số SGI (Smart Grid Index) của SP Group (Tập đoàn Điện lực Singapore), tăng thêm 8 công ty điện lực so với số lượng tham gia năm 2021 và đều tăng dần so với các năm 2019, 2020.

Kết quả đánh giá lưới điện thông minh năm 2022 do SP Group công bố, EVNHCMC đã đạt 71,4 điểm (bằng điểm với các công ty điện lực Western Power - Úc, Duke Energy - Mỹ, Toronto Hydro - Canada và TNB - Malaysia), với chỉ số nổi bật là giám sát và điều khiển, đạt vị trí 47/94 công ty điện lực tham gia đánh giá và đứng vị trí thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau SP Group với 75 điểm, xếp hạng 42/94).

Kết quả đánh giá lưới điện thông minh năm 2022 của EVNHCMC tăng 3,6 điểm và 6 hạng so với bảng đánh giá năm 2021 (67,9 điểm, xếp hạng 53/86).

EVNHCMC cho biết: Nhận thức được vai trò quan trọng của việc xây dựng hệ thống lưới điện thông minh là một đòi hỏi tất yếu khách quan nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đồng thời thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, EVNHCMC luôn quan tâm đến môi trường theo mục tiêu góp phần đưa TP. HCM trở thành nhân tố chủ động và tích cực đóng góp cho cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Qua hơn 10 năm nghiên cứu, xây dựng và triển khai, đến nay, EVNHCMC đã phát triển được hệ thống lưới điện thông minh trên địa bàn Thành phố với đầy đủ các cấu phần theo đúng chuẩn mực quốc tế gồm: Giám sát và điều khiển; phân tích dữ liệu; độ tin cậy cung cấp điện; tích hợp nguồn phân tán; năng lượng xanh; an ninh bảo mật; trao quyền cho khách hàng và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

Tất cả các chương trình thí điểm, lộ trình xây dựng và đề án phát triển lưới điện thông minh đều do nội lực EVNHCMC thực hiện, sử dụng hiệu quả Quỹ Khoa học Công nghệ trên cơ sở nguồn lực của EVNHCMC (nhân lực, tài lực, vật lực) để làm chủ công nghệ và phù hợp với hiện trạng lưới điện TP. HCM.

Chia sẻ về những lợi ích và hiệu quả từ lưới điện thông minh, ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc EVNHCMC cho biết: Lưới điện thông minh sẽ giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện: Số lần mất điện bình quân của khách hàng (SAIFI) giảm từ 25,04 lần (năm 2011) xuống còn 0,47 lần (năm 2022); thời gian mất điện bình quân của khách hàng (SAIDI) giảm từ 3.433 phút (năm 2011) xuống còn 35 phút (năm 2022), ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và tương đương với chỉ số của một số thành phố hiện đại tại châu Âu, châu Mỹ.

Bên cạnh đó, lưới điện thông minh sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đảm bảo bảo mật thông tin của khách hàng. Đồng thời, thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cũng như thúc đẩy phát triển năng lượng xanh và sạch.

Đặc biệt, lưới điện thông minh giúp giảm tổn thất điện năng của EVNHCMC trong năm 2022 xuống còn 2,93%, giảm sâu so với năm 2011 (5,76%), ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới (tổn thất điện năng của EVN là 6%, Hàn Quốc là 3%). Vì thế, với chỉ tiêu tổn thất điện năng 2,93% thì có thể nói đây là chỉ tiêu tiệm cận với yếu tố kỹ thuật, một trong những cố gắng, nỗ lực hiệu quả của EVNHCMC.

EVNHCMC đã xây dựng kế hoạch phát triển lưới điện thông minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2030 với định hướng phát triển theo chiều sâu, tập trung vào mảng công tác quan trọng là năng lượng xanh và sạch, thúc đẩy chuyển đổi số giúp Thành phố nhanh chóng đạt mục tiêu về tối ưu phát thải và EVNHCMC trở thành doanh nghiệp số, đạt mục tiêu lọt vào Top 50 công ty điện lực có lưới điện thông minh trên thế giới. Tuy nhiên, ngay từ năm 2023, Tổng công ty đã đạt được mục tiêu này cho thấy những kế hoạch mà EVNHCMC đã về đích.

Định nghĩa lưới điện thông minh của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức - GIZ (tháng 12/2019): Lưới điện thông minh là một mạng lưới điện có thể tích hợp hiệu quả hành vi và hành động của tất cả người dùng được đấu nối với nó - nhà máy điện, người tiêu thụ điện và những đơn vị vừa phát điện và tiêu thụ điện - để đảm bảo hệ thống điện bền vững, hiệu quả kinh tế với mức tổn thất thấp, chất lượng điện cao nhất, đảm bảo an ninh nguồn điện và độ an toàn của lưới điện.

Lưới điện thông minh sử dụng các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo cùng với các công nghệ giám sát, điều khiển, truyền thông và tự thích nghi thông minh để:

1/ Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kết nối và vận hành các nguồn phát điện ở mọi quy mô và công nghệ.

2/ Cho phép người tiêu dùng tham gia tối ưu hóa hoạt động của hệ thống.

3/ Cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin hơn và có khả năng lựa chọn nguồn cung cấp.

4/ Giảm đáng kể tác động môi trường đến toàn bộ hệ thống cung cấp điện.

5/ Nâng cao mức độ cung cấp nguồn, đảm bảo an ninh và tin cậy./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động