RSS Feed for EVN tổng kết năm 2023 khó khăn, bước vào năm 2024 thách thức | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 05/05/2024 05:47
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

EVN tổng kết năm 2023 khó khăn, bước vào năm 2024 thách thức

 - Hội nghị tổng kết năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ tổ chức gọn trong một buổi sáng (bao gồm cả tổng kết công tác Đảng và công tác chuyên môn). Đó là một minh chứng cho thấy nỗ lực cắt giảm chi phí của EVN.
Giá điện Việt Nam ở mức nào là hợp lý và mức nào thì EVN mới cân đối được thu, chi? Giá điện Việt Nam ở mức nào là hợp lý và mức nào thì EVN mới cân đối được thu, chi?

Sau lần điều chỉnh giá điện ngày 9/11/2023, dư luận đặc biệt quan tâm tới câu hỏi: Giá điện Việt Nam ở mức nào là hợp lý và ở mức nào thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới có thể cân đối được thu, chi? Để làm rõ thêm nội dung này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp dưới đây để bạn đọc tham khảo.

Giá điện ‘hai thành phần’ - Tăng vai trò hỗ trợ của điện than cho năng lượng tái tạo Giá điện ‘hai thành phần’ - Tăng vai trò hỗ trợ của điện than cho năng lượng tái tạo

Bắt đầu từ ngày 1/1/2024 các nhà máy nhiệt điện chạy than của Trung Quốc được trả tiền (kể cả khi không phát điện, nhưng trực máy sẵn sàng). Đó là cải cách quan trọng, đánh giá đúng vai trò của nguồn điện chủ động trong bối cảnh nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số nội dung của chính sách mới này dưới đây để chúng ta cùng tham khảo.

Đề xuất một số ‘chính sách cấp bách’ phát triển nguồn điện gió và điện khí tại Việt Nam Đề xuất một số ‘chính sách cấp bách’ phát triển nguồn điện gió và điện khí tại Việt Nam

Tập thể các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam vừa có văn bản tổng hợp, đánh giá, nhìn nhận và kiến nghị về “một số chính sách cấp bách cho phát triển các dự án điện gió và điện khí (sử dụng khí trong nước)/LNG (nhập khẩu) tại Việt Nam” gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

EVN tổng kết năm 2023 khó khăn, bước vào năm 2024 thách thức
Chủ tịch EVN Đặng Hoàng An coi hội nghị tổng kết là một ví dụ về “tiết kiệm chi tiêu”. Thay vì tách rời tổng kết công tác Đảng và công tác chuyên môn, Tập đoàn chỉ tổ chức hội nghị chung vào một buổi sáng. Ảnh: VGP/Toàn Thắng.

Vấn đề nổi lên trong năm 2023 và cần rút kinh nghiệm cho 2024 là tình trạng thiếu hụt điện dẫn đến cắt giảm công suất ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Trong báo cáo tổng kết, Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn thừa nhận: Ngoài những tác động khách quan như thời tiết nắng nóng, hạn hán, đã có những chủ quan nhất định. Do ba tháng đầu năm 2023 thời tiết diễn biến bình thường, nên EVN đã huy động điện từ các nhà máy thủy điện (nguồn có giá thành rẻ nhất) như bình thường. Đến khi hạn hán xảy ra, thì hồ không vận hành được, vì mực nước thấp.

Cụ thể, thủy điện chiếm 28,4% công suất đặt và bình thường cung cấp 35% tổng sản lượng điện. Nhưng năm 2023, thủy điện chỉ cung cấp được 28,8% sản lượng điện cho hệ thống.

Cùng với đó là một số nhà máy nhiệt điện gặp sự cố, nhưng khắc phục chậm và nguồn cung than bị hạn chế... Đó là những điều EVN cần khắc phục để đảm bảo cung ứng điện trong năm 2024.

Về phía nhu cầu, EVN cần rút kinh nghiệm trong điều chỉnh phụ tải. Cần phối hợp chặt chẽ hơn với chính quyền địa phương trong việc cắt giảm phụ tải. Phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng có phụ tải lớn để nắm bắt nhu cầu sản xuất, kinh doanh và điều độ đáp ứng bên cầu (DR) có hiệu quả hơn. Tiềm năng của hàng vạn khách hàng tự nguyện cắt giảm điện đạt khoảng 2.860 MW trong năm 2023.

Về khách hàng, trong năm 2023 đã xuất hiện xu hướng tiêu thụ điện bất thường khi các Tổng công ty Điện lực có khách hàng công nghiệp nhiều lại bị giảm sản lượng, trong khi các Tổng công ty Điện lực khu vực chủ yếu là điện sinh hoạt và dịch vụ (khách sạn, nhà hàng) lại tăng mạnh. Điều này dẫn tới nhu cầu phải thay đổi cách điều chỉnh phụ tải và phối hợp với bên cầu.

Về nguồn điện, năm 2023 cả nước đạt tổng công suất đặt 80.555 MW vào hàng đầu ASEAN. Nhưng công suất đó chỉ tăng 2.800 MW so với năm 2022, trong khi ở mức độ phát triển bình thường, chúng ta cần tăng công suất đặt khoảng 7.000 - 8.000 MW/năm mới đủ nguồn điện.

Cơ cấu điện của EVN chiếm 37,3%, các tập đoàn Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chiếm hơn 10%. Còn lại là nguồn điện của các nhà đầu tư tư nhân, hay BOT là trên 52%. Trong tương lai, tỷ lệ tư nhân sẽ tiếp tục tăng.

Chi phí mua điện chiếm tới 80% chi phí phí trong năm 2023 của EVN do bị giới hạn giá bán lẻ điện. Đó là con số “không bình thường” so với các công ty điện lực của các nước khác (chỉ 40 - 50%). Trong phạm vi 20% phải lo đủ chi phí từ truyền tải, phân phối, quản lý, thuế… nên để vận hành có lãi gần như là bất khả thi.

Phần lớn các nguồn điện lớn chủ lực (43,5% là điện than, điện khí) phụ thuộc vào giá nhiên liệu trên thị trường, dù là EVN, hay PVN, hay TKV đều không tự điều tiết giá thành được. Những nguồn điện khác tuy ít bị phụ thuộc vào nhiên liệu, nhưng vẫn là những nguồn tài nguyên thiên nhiên, không phải là vô hạn. Từ đó, nhu cầu cải cách thị trường điện để thị trường vận hành minh bạch hơn, giá điện phản ánh đúng chi phí sản xuất.

Các công trình nguồn điện, truyền tải, trạm biến áp gặp rất nhiều khó khăn và bị chậm tiến độ liên tục do cơ chế quản lý mới, các địa phương lúng túng trong thực hiện. Đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đất bị vướng. Việc thiếu, hay chồng chéo quy hoạch cũng làm cho các công trình chậm tiến độ nhiều tháng. Đã chậm lại dẫn tới giá cả tăng, dự toán cũ không còn phù hợp. Vì thế, việc cung cấp điện có thể chậm một nhịp so với nhu cầu phát triển kinh tế.

Tất nhiên, năm 2023 không chỉ có những gam “màu xám”, EVN đã đạt được nhiều chỉ tiêu tốt như cải thiện dịch vụ khách hàng, giảm tổn thất điện năng, tiếp tục cấp điện đến nông thông, vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, do áp dụng công tơ điện tử và đo điện từ xa, đã có nhiều dịch vụ tra cứu hóa đơn, theo dõi tiêu thụ điện trực tuyến. Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 96,3%.

Các tổng công ty phát điện đều có lãi, dù EVN lỗ. Ông Nguyễn Hoàng Anh, UVTW Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp khi phát biểu chỉ đạo đã nhận định: “Nếu các Tổng công ty Phát điện cũng lỗ thì hệ thống điện có thể sập”.

Ông cũng cho biết là từ 2018 nỗi lo thiếu điện đã được nhắc đến, nhưng các công trình điện trọng điểm vẫn bị chậm tiến độ. Tổng công suất hiện nay 80.000 MW lớn hơn Pmax 50.000 MW, nhưng dự trữ vẫn quá ít (vì có tới 21.600 MW là năng lượng tái tạo), dẫn đến thiếu điện dài hạn.

Theo Nguyễn Hoàng Anh: “Cơ chế cho phép EVN tăng giá điện dưới 5% 3 tháng một lần. Do đó, EVN có thể chủ động thực hiện. Phải thực hiện tăng giá mới giải quyết được vấn đề tài chính. Không tăng giá không giải quyết được lỗ lũy kế”.

Câu “tuyệt đối không để thiếu điện” được nhắc lại nhiều lần trong hội nghị tổng kết. Nhưng bản thân nó cũng có nghĩa là “cần có sự hy sinh”. Để giữ nước cho dự phòng phát điện vào mùa khô 2024 - có nghĩa là tăng phát các nguồn điện than, khí và dầu có giá thành cao hơn. Theo đó, dự tính số thu nhập mất đi do giữ nước lên đến 2.000 tỷ đồng.

Năm 2023 đánh dấu năm thứ hai nỗ lực cắt giảm chi phí của EVN. Chủ tịch EVN Đặng Hoàng An coi hội nghị tổng kết là một ví dụ về “tiết kiệm chi tiêu”. Thay vì tách rời tổng kết công tác Đảng và công tác chuyên môn, Tập đoàn chỉ tổ chức hội nghị chung vào một buổi sáng.

Nhiệm vụ năm 2024 vẫn là đảm bảo cung cấp điện. EVN và các tập đoàn nhà nước chỉ kiểm soát 48% nguồn điện. Câu hỏi cấp bách đặt ra hiện nay là: Phải làm sao tác động được đến 52% công trình điện ngoài khu vực của các tập đoàn nhà nước để họ tiếp tục đầu tư?

“Không thể để việc chậm tiến độ, phát sinh kinh phí xảy ra một cách thường xuyên và hồn nhiên” - ông Đặng Hoàng An nói. Muốn thế, các công trình trọng điểm phải được thi công nhanh, đảm bảo minh bạch, chống tham nhũng.

Chủ tịch EVN cho rằng: Năm 2024 phải khôi phục lại niềm tin sau những kinh nghiệm đắt giá của năm 2023. Lương không tăng mà bị giảm trong 2 năm qua khiến người lao động ra đi, mà đó lại là những cán bộ trẻ, tương lai của EVN. Do đó, tất cả 97 nghìn cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn phải có tư duy khôi phục lại niềm tin trong năm mới./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động