EVN chủ động phương án đảm bảo điện dịp Tết Nguyên đán 2024
13:00 | 06/02/2024
Giải pháp giải cứu ngành điện Việt Nam trong năm 2024 Chung tay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trồng cam, khoai, dưa hấu, nuôi tôm hùm... khi gặp khó khăn trong tiêu thụ do “dư thừa sản xuất” tại một thời điểm nhất định, chúng ta đã có các chiến dịch “giải cứu”. Ngược lại, với ngành điện, do “thiếu năng lực sản xuất”, nên trong năm 2024 dự kiến có nhiều khó khăn trong cung ứng điện, cả về sản lượng (MWh) và công suất đỉnh (MW). Vậy, liệu có cần lên kế hoạch cho chiến dịch “giải cứu ngành điện” hay không? Dưới đây là một vài giải pháp đề xuất theo tinh thần giải cứu ngành điện trong năm 2024 của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam. |
Trong các ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 8/2/2024 tức ngày 29 tết đến hết ngày 14/2/2024 tức ngày mùng 5 tết), không thực hiện các công tác cắt điện trên lưới, ngoại trừ trường hợp bắt buộc phải cắt điện để xử lý sự cố. Bên cạnh đó, EVN cũng yêu cầu các đơn vị sẵn sàng thực hiện các biện pháp việc đảm bảo phòng chống các dịch bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng địa phương.
Trong công tác vận hành hệ thống điện, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) đã tính toán, lập phương án vận hành nguồn, lưới và chỉ huy vận hành theo tình hình thực tế.
Theo quy luật hàng năm, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc vào dịp tết Nguyên đán sẽ giảm thấp đáng kể so với ngày thường. Theo số liệu dự báo, trong kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 công suất phụ tải toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa có thể giảm chỉ còn 14.700 MW đến 17.500 MW, tương ứng tỷ lệ khoảng 60% so với ngày thường.
Với mức tiêu thụ điện giảm thấp trong dịp nghỉ tết, nhiều loại hình nguồn điện buộc phải giảm phát phù hợp với nhu cầu phụ tải.
Trên thực tế đối với hệ thống điện hiện nay, để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện, A0 bắt buộc phải duy trì một số tổ máy điện truyền thống (nhiệt điện than, tua bin khí, thủy điện...) ở mức tối thiểu để đảm bảo quán tính và ổn định cho hệ thống điện cũng như có đủ công suất dự phòng trong các tình huống sự cố nguồn điện hoặc các biến động bất thường trong vận hành thực tế. Chính vì vậy, khi công suất phụ tải tiêu thụ xuống quá thấp, các nguồn truyền thống đã ngừng/giảm phát đến giới hạn kỹ thuật mà tổng công suất phát vẫn vượt nhu cầu tiêu thụ dẫn đến yêu cầu bắt buộc phải điều chỉnh giảm công suất huy động từ tất cả các loại hình nguồn điện, kể cả từ các nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió) để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia.
Với mục đích tăng cường công khai, minh bạch thông tin về tình hình vận hành hệ thống điện quốc gia, từ cuối tháng 9/2021, A0 đã công bố hàng ngày số liệu về dự kiến công suất nguồn điện được huy động của ngày hôm sau theo từng loại nguồn phát vào các khung giờ điển hình:
(i) Khung giờ buổi trưa (bức xạ mặt trời lớn nhất nhưng công suất tiêu thụ điện thấp).
(ii) Khung giờ chiều - tối (công suất tiêu thụ điện cao nhưng bức xạ mặt trời rất thấp).
Các số liệu này được đăng tải và cập nhật hàng ngày trên trang web của A0 (https://www.nldc.evn.vn/Thitruongdien)./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM