RSS Feed for EVN yêu cầu các đơn vị thành viên ứng phó khẩn cấp  bão số 3 (Wipha) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 22/07/2025 01:30
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

EVN yêu cầu các đơn vị thành viên ứng phó khẩn cấp bão số 3 (Wipha)

 - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Công điện số 4702/CĐ-EVN ngày 20/7/2025 gửi các đơn vị thành viên về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (Wipha).
Tình hình hoạt động của EVN 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm tháng 7/2025 Tình hình hoạt động của EVN 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm tháng 7/2025

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Trong tháng 6 năm 2025, Tập đoàn đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt, EVN đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ các kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT và kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Thực hiện Công điện số 5380/CĐ-BCT ngày 19/7/2025 của Bộ Công Thương về việc ứng phó khẩn cấp với bão Wipha; để đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Tập đoàn yêu cầu các đơn vị:

1. Khẩn trương thực hiện các nội dung chỉ đạo liên quan tại Công điện số 5380/CĐ- BCT.

2. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 20/3/2025 của Bộ Công Thương, Chỉ thị số 1777/CT-EVN ngày 21/3/2025 của Tập đoàn về công tác PCTT-TKCN năm 2025.

3. Thường xuyên theo dõi các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia để chủ động có các biện pháp ứng phó kịp thời. Cập nhật, thực hiện đầy đủ các nội dung trong Công điện, văn bản chỉ đạo của các cấp được đăng tải trên phần mềm SMIS.

4. Tạm dừng các hoạt động chưa cần thiết, tổ chức trực ban 24/24h, tuyệt đối không được chủ quan; tập trung chỉ đạo, kiểm tra, triển khai thực hiện các nội dung công việc liên quan đến ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí để cung cấp, đăng tải thông tin đầy đủ, chính xác.

5. Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất.

6. Các đơn vị lưới điện:

- Tiếp tục chỉ đạo củng cố lưới điện, xử lý các tồn tại, gia cố các điểm xung yếu có nguy cơ bị sự cố; đối với các trạm điện có nguy cơ bị ngập úng cần có phương án trực vận hành và phòng chống phù hợp để đảm bảo an toàn, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra.

- Tăng cường cảnh báo nguy cơ sạt lở, ngập sâu tại các trạm, tuyến đường dây qua vùng núi dốc, ven sông suối, đặc biệt chú ý khu vực có địa hình xung yếu hoặc đã từng có tiền sử sạt lở.

- Khi có ảnh hưởng của thiên tai gây mất điện cần nhanh chóng tổ chức xử lý, khắc phục, sớm khôi phục điện đảm bảo an toàn cho các khách hàng đặc biệt là các phụ tải quan trọng, các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn; tuyệt đối không đóng điện trở lại khi chưa kiểm tra, xác minh đầy đủ điều kiện an toàn tại hiện trường.

7. Các đơn vị thủy điện:

- Tổ chức quan trắc, thu thập thông tin về khí tượng thủy văn; chủ động đề xuất, tham mưu cho Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia/Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự PCTT-TKCN địa phương trong công tác điều hành xả lũ hồ chứa theo quy trình liên hồ/đơn hồ.

- Tham gia cắt/giảm/làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

- Triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn công trình hồ đập, vùng hạ du hồ chứa, đặc biệt là các điểm xung yếu.

- Bố trí lực lượng để chủ động xử lý kịp thời các tình huống mất an toàn có thể xảy ra, đặc biệt là tình huống xả lũ khẩn cấp.

8. Các đơn vị nhiệt điện:

- Tăng cường kiểm tra hệ thống mái che, hệ thống thoát nước mặt, kho nhiên liệu, bãi thải xỉ đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, không làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Lưu ý dự phòng nhiên liệu cho sản xuất điện khi các địa phương thực hiện lệnh cấm biển.

9. Các Ban Quản lý dự án:

- Kiểm tra công trường, theo dõi sát diễn biến của thiên tai, tổ chức ứng phó, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị trên công trường, đặc biệt tại các dự án nguồn điện như: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch và dự án lưới điện như đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

- Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu cho cán bộ công nhân viên.

- Yêu cầu các nhà thầu kiểm tra hệ thống thoát nước mặt, khơi thông dòng chảy bảo đảm khả năng tiêu, thoát nước khi mưa lũ, tránh ngập úng, sạt trượt; che chắn các hạng mục (nếu cần) để không bị ẩm ướt, hư hỏng trước và sau thiên tai, khẩn trương thực hiện khắc phục nếu chưa bảo đảm kỹ thuật, chất lượng.

10. Đối với đơn vị bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai phải cập nhật báo cáo, số liệu lên phần mềm SMIS trước 07h00’, 13h00’ và 19h00’ hằng ngày. Trường hợp xảy ra sự cố, thiệt hại lớn do thiên tai gây ra, đơn vị cần nhanh chóng cung cấp thông tin sơ bộ về Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Tập đoàn./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động