RSS Feed for Đón đầu tương lai năng lượng toàn cầu với ngành kỹ thuật dầu khí bách khoa (HCMUT) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 14/10/2024 10:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đón đầu tương lai năng lượng toàn cầu với ngành kỹ thuật dầu khí bách khoa (HCMUT)

 - Trước xu thế chuyển đổi năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, ngành Kỹ thuật Dầu khí của Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh - HCMUT) tự hào dẫn đầu cả nước về chất lượng đào tạo và giữ vững vị trí 51-100 thế giới trong bảng xếp hạng QS [1] ba năm liên tiếp.
Đầu tư chuyển dịch năng lượng của một số công ty dầu khí trên thế giới - Kinh nghiệm cho PVEP Đầu tư chuyển dịch năng lượng của một số công ty dầu khí trên thế giới - Kinh nghiệm cho PVEP

Cập nhật về xu hướng đầu tư chuyển dịch năng lượng của các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới và gợi ý kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho trường hợp của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Nguyễn Anh Tuấn [*] vừa có bài báo gửi tới Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Lộ trình Net zero của Việt Nam - Một số nghiên cứu và khuyến nghị từ quốc tế Lộ trình Net zero của Việt Nam - Một số nghiên cứu và khuyến nghị từ quốc tế

McKinsey - một trong ba công ty tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới (Big Three) của Hoa Kỳ vừa cập nhật báo cáo tựa đề “Hoạch định lộ trình hoàn thành mục tiêu phát thải Net zero cho Việt Nam” (Charting a path for Vietnam to achieve its Net-zero goals). Tạp chí Năng lượng Việt Nam tóm tắt các nghiên cứu và khuyến cáo chính của McKinsey liên quan đến lĩnh vực năng lượng để chúng ta tham khảo.

CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG - TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH DẦU KHÍ:

Trong những năm qua, yêu cầu hạn chế khí thải nhà kính, giảm thiểu phát thải carbon nhằm đẩy lùi biến đổi khí hậu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Hội nghị COP27… đã đặt ngành dầu khí trước thử thách sống còn: Thay đổi để tồn tại. Hòa theo dòng chảy đó, sự ra đời của xu hướng chuyển dịch năng lượng [2] trên toàn cầu là điều tất yếu.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số Hiệu suất Môi trường hàng năm của Đại học Yale (Mỹ), Phần Lan đang dẫn đầu thế giới với khoảng 35% năng lượng từ nguồn tái tạo, chủ yếu là điện gió. Gió, thủy điện, hạt nhân là ba nguồn năng lượng sạch quan trọng đóng góp vào sự thành công của quá trình chuyển dịch năng lượng tại Thụy Điển. Iceland đã sớm tự chủ năng lượng bằng cách tận dụng lượng mưa, nguồn nước dồi dào do thiên nhiên ban tặng. Kenya có thể cung cấp năng lượng cho một nửa dân số nhờ nguồn địa nhiệt từ thung lũng Great Rift.

Tại Việt Nam, theo Quy hoạch điện VIII, nước ta hướng tới mục tiêu đạt trên 75% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2045. Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết: Việt Nam đang bước đầu triển khai quá trình chuyển đổi năng lượng, trong đó giảm dần nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch và ưu tiên nguồn điện có nguồn gốc năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, từ đó tối ưu hóa hiệu quả sử dụng và đảm bảo an ninh năng lượng.

Để duy trì hoạt động sản xuất, nắm bắt cơ hội kinh doanh, đồng thời cắt giảm tác động đến môi trường, các doanh nghiệp dầu khí trong nước đã chủ động nghiên cứu năng lượng xanh, sạch, mới, chú trọng đầu tư nguồn năng lượng sạch, tái tạo và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.

Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên đang xây dựng nhiều nhà máy điện chạy bằng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) như hai nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4. Tổng vốn đầu tư cho dự án này lên tới 1,4 tỷ USD, với tổng công suất 1.500 MW.

Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) - đơn vị duy nhất được Bộ Tài nguyên Môi trường cấp phép khảo sát, đánh giá tài nguyên biển phục vụ dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, đã ký kết thỏa thuận xuất khẩu 1,2 GW điện gió ngoài khơi qua Singapore.

Có thể dễ dàng nhận thấy, các tập đoàn dầu khí đang rất cần đội ngũ nhân sự tinh hoa, chắc chuyên môn, thạo ngoại ngữ, hội nhập tốt để đóng góp cho sự phát triển bền vững của công ty.

SỰ CHUYỂN MÌNH LINH HOẠT TẠO NÊN THÀNH QUẢ ĐỘT PHÁ:

Trước nhu cầu nhân lực trình độ cao của ngành dầu khí trong thời đại mới, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí - Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã tiên phong triển khai hàng loạt thay đổi thức thời như:

1. Chú trọng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thông qua chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh để người học lĩnh hội kiến thức mới nhất, bắt kịp công nghệ tiên tiến và tự tin gia nhập thị trường lao động toàn cầu.

Thêm vào đó, Khoa cũng phối hợp với Văn phòng Đào tạo Quốc tế vận hành chương trình Chuyển tiếp Quốc tế sang Úc nhằm tạo bước đệm vững chắc cho các sinh viên có nguyện vọng du học ngay từ đầu.

2. Đa dạng hóa nội dung đào tạo, liên tục cập nhật công nghệ hiện đại vào từng bài giảng, tăng cường nghiên cứu - giảng dạy về phân khúc trung nguồn, hạ nguồn (lưu trữ, vận chuyển, xử lý, tiếp thị, kinh doanh) bên cạnh thế mạnh thượng nguồn (thăm dò, khai thác) truyền thống.

3. Triển khai nhiều môn học mới về xu hướng chuyển dịch năng lượng, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, lưu trữ và thu hồi carbon, công trình hầm chứa ngầm trong núi/lòng đất. Các học phần này chiếm 25% chương trình đào tạo.

4. Liên kết giảng dạy với nhiều đại học danh tiếng như: Wyoming, Oklahoma, Mỏ và Công nghệ New Mexico (Mỹ), Adelaide (Úc), Calgary (Canada), Osaka, Kyoto, Kyushu (Nhật Bản), Inha, Chonnam, Kunsan (Hàn Quốc), Chulalongkorn, Chiangmai (Thái Lan); triển khai một số môn liên ngành tự chọn cho sinh viên các khoa khoa học và kỹ thuật máy tính, quản lý công nghiệp

5. Tổ chức những buổi tập huấn chuyên ngành, đào tạo ngắn hạn, mời các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực dầu khí - năng lượng trong nước và quốc tế từ Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… làm diễn giả.

6. Đầu tư nâng cấp hệ thống phòng thí nghiệm, bao gồm phòng thí nghiệm mô phỏng dầu khí chuyên về dầu khí, năng lượng sạch, biến đổi khí hậu và các phòng thí nghiệm hiện đại khác hợp tác với những tập đoàn đa quốc gia/công ty dầu khí - năng lượng trong nước.

7. Kết nối và giới thiệu nhân sự cho các doanh nghiệp đầu ngành: PremierOil, Habour Energy (Anh Quốc), ExonMoblie (Mỹ), Halliburton (Mỹ, Úc, Nhật), BP (Anh), KNOC (Hàn Quốc), ENI (Ý), Petronas (Malaysia), PVN, PVEP, Vietsovpetro, Cuu Long JOC, Hoan Long-Hoan Vu, Phu Quoc POC (Việt Nam)…

8. Cung cấp nguồn học bổng phong phú như: Học bổng mặt trời bé con 50-120 triệu đồng/suất, học bổng cho ba sinh viên có điểm thi đầu vào cao nhất, học bổng từ các doanh nghiệp dầu khí, học bổng khuyến khích học tập, học bổng cựu sinh viên, học bổng giáo sư…

Ngoài ra, sinh viên Bách khoa ngành Kỹ thuật Dầu khí cũng có nhiều cơ hội nhận học bổng thạc sỹ, tiến sỹ từ các đại học đối tác uy tín của Khoa ở các quốc gia phát triển, với giá trị học bổng lên tới 2-5 tỷ đồng/suất/khoá học.

Đón đầu tương lai năng lượng toàn cầu với ngành kỹ thuật dầu khí bách khoa (HCMUT)

Những nỗ lực cải tiến chủ động và mạnh mẽ của Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí - Trường Đại học Bách khoa đã mang đến nhiều thành quả ngọt ngào. Nổi bật nhất là thành tích giữ vững vị trí 51-100 trong bảng xếp hạng toàn cầu của QS theo ngành học ba năm liên tiếp (2022, 2023, 2024). Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và có việc làm sau 2 năm ra trường luôn ở mức cao. Sinh viên mới tốt nghiệp có thể dễ dàng nhận mức lương cơ bản 10-12 triệu/tháng và đạt thu nhập bình quân 20-30 triệu/tháng.

TS. Bùi Trọng Vinh - Trưởng Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí - Trường Đại học Bách khoa chia sẻ: “Với mục tiêu bám sát sự phát triển của ngành dầu khí, Khoa luôn đẩy mạnh đào tạo và ứng dụng thành tựu công nghệ như: Trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu, internet vạn vật... trong lĩnh vực năng lượng sạch, khoa học trái đất, tài nguyên trái đất, khoa học không gian, môi trường, biến đổi khí hậu. Chúng tôi cam kết đem tới trải nghiệm học tập tốt nhất, nuôi dưỡng giấc mơ, chắp cánh tương lai để sinh viên tự tin trở thành công dân toàn cầu”.

Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự trình độ cao trong ngành dầu khí, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đã triển khai chương trình dạy và học bằng tiếng Anh ngành kỹ thuật dầu khí, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Đội ngũ giảng viên gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ được đào tạo bài bản ở các đại học tiên tiến trên thế giới, có bề dày kinh nghiệm giảng dạy và thành tích nghiên cứu khoa học.

- Mã trường: QSB.

- Mã ngành: 220.

Đối với các thí sinh có nguyện vọng du học ngay từ đầu, chương trình chuyển tiếp quốc tế sang Úc ngành kỹ thuật dầu khí sẽ là lựa chọn lý tưởng.

[1] Quacquarelli Symonds (QS) là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của Tổ chức giáo dục Vương quốc Anh.

[2] Chuyển dịch năng lượng trong ngành dầu khí là quá trình chuyển hướng đầu tư từ năng lượng truyền thống sang năng lượng xanh, sạch, tái tạo (hydrogen, điện gió, điện khí, điện sinh khối, năng lượng mặt trời, thu hồi và lưu trữ carbon…) nhằm thực hiện cam kết phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đây là xu hướng đầy triển vọng, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho tất cả công ty dầu khí và năng lượng toàn cầu./.

THỰC HIỆN: BÁ NGỌC, XUÂN MAI

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động