Đánh giá khả năng gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam (giai đoạn 2022-2025)
07:22 | 30/06/2022
PVN sau đại dịch Covid-19 và các kiến nghị phát triển bền vững Trong hai năm (2020 và 2021), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm thành lập bởi cú sốc mang tên Covid-19. Tuy vậy, PVN đã tập trung thực hiện các nhóm giải pháp đề ra để vượt qua hai năm khó khăn. |
Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thượng nguồn Chiều ngày 20/6, trong chuyến công tác tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp liên quan trong Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn. Tại buổi làm việc Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, doanh nghiệp phối hợp, nhanh chóng thực hiện việc cấp khí Lô B cho các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Ô Môn, không thể để việc chậm trễ thêm nữa, trên cơ sở “hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro” với nhà đầu tư. |
Theo đó, để hoàn thành kế hoạch tìm kiếm, thăm dò và gia tăng trữ lượng giai đoạn 2023 - 2025, Tiểu ban Thăm dò Khai thác Dầu khí đã xác định theo thứ tự ưu tiên:
1/ Bể Cửu Long.
2/ Bể Nam Côn Sơn.
3/ Bể Sông Hồng.
Cụ thể, tại bể Cửu Long, cần đẩy mạnh thăm dò khu vực lân cận các lô đang khai thác để tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có. Mặt khác, xem xét đối tượng Oligocene G, E ở các lô chuẩn bị phát triển và đánh giá lại tiềm năng khu vực các lô đã hoàn trả, kêu gọi đầu tư ký hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC) mới.
Tại bể Nam Côn Sơn, cần đẩy mạnh thăm dò đối tượng trầm tích vụn (clastic) khu vực trung tâm và tận thăm dò, thăm dò mở rộng các đối tượng tiềm năng ở khu vực các lô đang khai thác.
Còn tại bể Sông Hồng, tập trung thăm dò các bẫy cấu trúc ở khu vực phía Bắc và phi cấu trúc ở trung tâm và phía Nam của bể.
Ngoài ra, để sớm đưa các mỏ mới vào khai thác, cần đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản và nghiên cứu bổ sung cho các lô/khu vực lô mở, lô do PVN/PVEP quản lý, từ đó xác định vị trí tối ưu cho khoan thăm dò thẩm lượng hàng năm. Về vấn đề này, các chuyên gia kiến nghị cơ quan thẩm quyền sớm xem xét, phê duyệt gia hạn các hợp đồng dầu khí sắp hết hạn để người điều hành có phương án đầu tư, duy trì sản lượng khai thác, đẩy nhanh công tác khoan trên các cấu tạo/khu vực mỏ có triển vọng.
Liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng khí khu vực bể Nam Côn Sơn, Tiểu ban Thăm dò Khai thác Dầu khí cho rằng: Cần xây dựng chiến lược tổng thể để sớm phát triển các mỏ/phát hiện trong phạm vi bể, sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện hữu để tận dụng công suất dư thừa, gia tăng sản lượng khai thác, tối ưu khai thác tài nguyên cho đất nước.
Bàn kế hoạch tìm kiếm, thăm dò dầu khí 6 tháng cuối năm 2022 và giai đoạn tiếp theo, các thành viên Tiểu ban Thăm dò Khai thác Dầu khí đã tập trung thảo luận về các nội dung:
1/ Kết quả ứng dụng tài liệu địa chấn 3D/4C trong công tác tận thăm dò Lô 09-1.
2/ Chiến lược thăm dò thẩm lượng và phát triển khu vực cụm Lô 01 và 02 bể Cửu Long.
3/ Đánh giá tiềm năng dầu khí các lô mở có triển vọng trên thềm lục địa Việt Nam.
4/ Tiềm năng dầu khí còn lại khu vực Lô 05-2 và 05-3, cũng như định hướng tìm kiếm, thăm dò tiếp theo.
Được biết, năm 2021, PVN đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tìm kiếm, thăm dò dầu khí, trong đó gia tăng trữ lượng đạt 13,51 triệu tấn dầu quy đổi (kế hoạch là 12 - 18 triệu tấn)./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM