RSS Feed for Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thượng nguồn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 15:20
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thượng nguồn

 - Chiều ngày 20/6, trong chuyến công tác tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp liên quan trong Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn. Tại buổi làm việc Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, doanh nghiệp phối hợp, nhanh chóng thực hiện việc cấp khí Lô B cho các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Ô Môn, không thể để việc chậm trễ thêm nữa, trên cơ sở “hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro” với nhà đầu tư.
PVN bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc PVN bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc

Sáng nay (24/5), tại Văn phòng Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (Phú Quốc POC), đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gồm các ông Lê Ngọc Sơn (Phó Tổng giám đốc) và Trần Bình Minh (tân Thành viên HĐTV), đại diện các ban PVN liên quan và tập thể lãnh đạo Phú Quốc POC đã tổ chức Hội nghị công tác cán bộ (theo quyết định số 2618/QĐ-DKVN), để trao quyết định điều động, bổ nhiệm tân Phó Tổng giám đốc Phú Quốc POC cho ông Phạm Xuân Phúc, nguyên Phó Ban Khai thác Dầu khí, Phó Chánh văn phòng/Trợ lý Tổng giám đốc PVN.

Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn: Những tín hiệu khởi sắc Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn: Những tín hiệu khởi sắc

Vừa qua, ngay sau khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC), Bộ Công Thương đã chủ trì họp cùng PVN và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để kiểm điểm tình hình triển khai chuỗi dự án Khí - Điện Lô B - Ô Môn. Với tinh thần trách nhiệm cao, đại diện lãnh đạo EVN, PVN đã cập nhật hiện trạng khâu thượng, trung và hạ nguồn để có các giải pháp kịp thời. Với mục tiêu, dự án Lô B (khâu thượng nguồn) sẽ có quyết định đầu tư vào tháng 6/2022.

Trong chuyến công tác này, Thủ tướng đã đến thăm Phòng điều khiển trung tâm - Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1, thuộc Công ty Nhiệt điện Cần Thơ để xem quy trình vận hành nhà máy, thăm hỏi, tặng quà, động viên các cán bộ, công nhân, người lao động đang làm việc tại đây. Sau đó, Thủ tướng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Cần Thơ và Tổng Công ty Phát điện 2.

Sau khi nghe báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, tiến độ thực hiện các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Ô Môn và một số vướng mắc đang gặp phải, Thủ tướng đánh giá cao những kết quả mà Tổng công ty Phát điện 2 đã đạt được. Trong đó, năm 2021, Tổng công ty đã chuyển sang mô hình cổ phần và sau khi cổ phần hoá thì kinh doanh có lãi với việc đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 1.900 tỷ đồng, đồng thời thể hiện trách nhiệm với các hoạt động an sinh xã hội.

Về các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Ô Môn, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phối hợp tính toán tổng lượng khí cần khai thác tối đa để vận hành các Nhà máy Ô Môn 1, 2, 3, 4 và xem xét thời gian khai thác để đảm bảo mục tiêu phát thải ròng của Việt Nam bằng “0” vào năm 2050.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị phối hợp, nhanh chóng thực hiện việc cấp khí Lô B cho các dự án Trung tâm Điện lực Ô Môn, không thể để việc chậm trễ kéo dài nhiều năm nay, trên cơ sở “hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro” với nhà đầu tư.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo việc này.

Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thượng nguồn
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1, chiều 20/6 - Ảnh: VGP.

Theo cập nhật tiến độ và phân tích mới nhất của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về các dự án Nhà máy điện Ô Môn 1, 2, 3, 4 cho thấy:

Đối với dự án chuyển đổi khí Lô B cho Nhà máy điện (NMĐ) Ô Môn 1: Chủ trương đầu tư đã được phê duyệt. Hiện tại đang tổ chức lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi, dự kiến phê duyệt trong quý 4/2022. EVN sẽ chủ động triển khai các phạm vi công việc kế tiếp theo tiến độ cập nhật của khâu thượng và trung nguồn do PVN cung cấp. Do NMĐ Ô Môn 1 sử dụng nhiên liệu dầu và đã đi vào hoạt động, EVN chỉ cần nâng cấp hệ thống để chuyển sang dùng nhiên liệu khí. Do đó, EVN sẽ lên kế hoạch sau khi phía PVN xác nhận, hoặc cam kết tiến độ ngày đón dòng khí đầu tiên (First Gas).

Với dự án NMĐ Ô Môn 2: Liên danh nhà đầu tư Marubeni và Vietracimex đang hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi để trình Bộ Công Thương thẩm định trong tháng 1/2022. Liên danh này sẽ tổ chức đấu thầu EPC quốc tế ngay khi FS được phê duyệt, dự kiến trong quý 2/2022.

Theo chủ đầu tư dự án Ô Môn 2, họ chỉ có thể cam kết mua khí sau khi dự án Ô Môn 2 hoàn thành thu xếp tài chính (theo tiến độ cập nhật là cuối năm 2022), dẫn đến có thể trượt tiến độ. Vì vậy, để kịp phê duyệt FID trong tháng 6/2022, các bên cần có cam kết về cơ chế số giờ vận hành tối đa (T-max) đối với 3 nhà máy còn lại, đảm bảo tiêu thụ hết lượng khí khai thác theo kế hoạch từ mỏ.

Với dự án NMĐ Ô Môn 3: Trên cơ sở Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Luật Đầu tư năm 2020, EVN đã hoàn thiện hồ sơ về chủ trương đầu tư dự án trình Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ phê duyệt trong quý 1/2022 song song với việc EVN hoàn thiện các thủ tục báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất chương trình dự án sử dụng vốn ODA theo Điều 13 Nghị định 114/2021/NĐ-CP. Đồng thời, EVN cũng khẩn trương tổ chức lựa chọn Tư vấn lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi (FS) và hoàn thành FS trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp quyết định đầu tư trong quý 4/2022. Về tiến độ, dự kiến sau khi FS được phê duyệt, EVN sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế gói thầu EPC vào quý 1/2023.

Với dự án NMĐ Ô Môn 4: Các báo cáo Nghiên cứu khả thi đều đã phê duyệt. Chủ đầu tư (EVN) cũng đã hoàn thiện hồ sơ mời thầu để sớm tổ chức đấu thầu quốc tế gói thầu EPC, ngay khi phía PVN xác nhận, hoặc cam kết tiến độ ngày đón dòng khí đầu tiên.

Về mặt kỹ thuật, tiến độ hai nhà máy điện Ô Môn 1 và 4 sẽ triển khai đúng như tiến độ khâu thượng nguồn, đi vào hoạt động vào cuối năm 2025. Hai nhà máy điện Ô Môn 2 và 3, nếu triển khai nhanh các phê duyệt liên quan, dự kiến sẽ kịp đi vào hoạt động vào đầu năm 2026. Nếu không kịp, tiến độ cũng sẽ hoàn thành giữa năm 2026.

Về tính hình hình triển khai khâu thượng và trung nguồn, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho biết:

Đối với khâu thượng nguồn, Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC) đã hoàn tất đánh giá kỹ thuật các gói thầu EPCI trong nước và quốc tế (thiết kế, mua sắm, gia công chế tạo, lắp đặt, chạy thử vận hành giàn xử lý trung tâm (CPP), các giàn khai thác ngoài khơi (WHP) và ống ngầm nội mỏ. Ngay sau khi có quyết định đầu tư dự kiến vào tháng 6/2022, PQPOC sẽ mở thầu thương mại với mục tiêu sẽ ký kết hợp đồng, triển khai EPCI từ cuối năm 2022, hoàn tất và đón dòng khí đầu tiên về bờ vào cuối năm 2025. Do Hồ sơ dự thầu gói thầu quốc tế EPCI nộp từ cuối năm 2017, đến nay đã gia hạn lần thứ 5 (đến 1/7/2022), có thể PQPOC cần phải đánh giá, xem xét lại năng lực kỹ thuật và thương mại của các nhà thầu quốc tế (McDermott và Hyundai) để có giải pháp phù hợp.

Theo đó, trong trường hợp đặc biệt, có thể xem xét việc tham gia của nhà thầu Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), hoặc gia tăng phạm vi công việc trong gói thầu quốc tế EPCI này.

Về các gói thầu còn lại, ngay sau khi có FID, PQPOC cũng sẽ phát hành các gói thầu thuê kho chứa nổi FSO, dịch vụ khoan, bảo hiểm, đăng kiểm công trình để triển khai đồng bộ theo tiến độ.

Đối với khâu trung nguồn, Công ty Điều hành Đường ống Tây Nam (SWPOC) cũng sẽ triển khai đánh giá thương mại các gói thầu EPC thi công đường ống ngầm vận chuyển khí ngoài khơi và trên bờ. Song song, SWPOC cũng sẽ tiếp tục công tác đền bù giải tỏa mặt bằng khu vực tuyến ống đi qua các khu dân cư từ trạm tiếp bờ An Minh (Kiên Giang) về Ô Môn - Cần Thơ. Tiến độ EPC đường ống sẽ triển khai song song với tiến độ khâu thượng nguồn.

Còn về các thỏa thuận thương mại, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Theo Kế hoạch phát triển mỏ (FDP) dự án khí Lô B đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018, để đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án thượng nguồn, sản lượng khí Lô B phải đạt 5.06 tỷ mét khối khí/năm. Nếu không đạt mức sản lượng này sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế dự án như FDP đã phê duyệt.

Trên cơ sở đề xuất của các bên trong chuỗi dự án gồm: PVN, MOECO (Nhật Bản), PTTEP (Thái Lan) và EVN, Thủ tướng đã chấp thuận cơ chế chuyển ngang khối lượng khí cam kết tiêu thụ từ hợp đồng mua khí (GSA) sang hợp đồng mua điện (PPA) đối với các nhà máy điện hạ nguồn.

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu PVN, các nhà đầu tư nước ngoài MOECO, PTTEP khẩn trương hoàn thành các đàm phán thương mại với các chủ đầu tư các NMĐ Ô Môn 1, 2, 3 và 4, đồng bộ giữa hợp đồng mua bán khí (GSPA), hợp đồng vận chuyển khí (GT), hợp đồng bán khí (GSA) và hợp đồng mua bán điện (PPA). Sau giai đoạn cam kết bình ổn sản lượng khí, PQPOC có giải pháp cung cấp và phân bổ khí công bằng cho cả 4 NMĐ (sau khi cả 4 nhà máy đều đi vào hoạt động thương mại).

Về Thỏa thuận cam kết Bảo lãnh Chính phủ (GGU), Bộ Công Thương làm đầu mối cùng các bộ, ngành tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư MOECO và PTTEP về một số nội dung còn tồn tại trong dự thảo GGU.

Dự kiến, kết quả đàm phán các thỏa thuận thương mại (bao gồm việc chuyển ngang nghĩa vụ bao tiêu khí trong GSA sang PPA) và GGU sẽ được tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, làm cơ sở ban hành quyết định đầu tư (FID).

Như chúng ta đều biết, sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Nhật Bản vừa qua - nơi có các đầu tư MOECO và Marubeni trong chuỗi dự án, tình hình đã có khởi sắc. Với mục tiêu làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Nhật Bản và cam kết về giảm thiểu phát thải khí CO2 từ các dự án nhiệt điện than (theo tinh thần Hội nghị biến đổi khí hậu COP26), sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam đã lan tỏa đến dự án khí Lô B vì nhu cầu sử dụng năng lượng sạch hơn./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động