RSS Feed for Cơ sở pháp lý nào để EVN dừng huy động 172 MW điện mặt trời Thuận Nam? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 19/04/2024 11:40
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cơ sở pháp lý nào để EVN dừng huy động 172 MW điện mặt trời Thuận Nam?

 - Liên quan đến việc dừng huy động phần công suất 172,12 MW của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam chưa có giá, vừa qua Chính phủ và Bộ Công Thương đã có nhiều chỉ đạo với nội dung là “EVN huy động phát điện của nhà máy điện mặt trời Trung Nam trên cơ sở hợp đồng PPA đã ký và theo các quy định của pháp luật”. Như vậy, cụm từ “các quy định của pháp luật” ở đây được hiểu là theo quy định cụ thể ở các văn bản pháp lý nào?
Kinh nghiệm quốc tế khi chuyển từ FIT sang đấu thầu năng lượng tái tạo Kinh nghiệm quốc tế khi chuyển từ FIT sang đấu thầu năng lượng tái tạo

Để hướng tới mục tiêu trung hòa carbon nhằm giữ nhiệt độ tăng dưới 2 độ C, năng lượng tái tạo trở thành ngành “điểm nhấn”. Nhằm hậu thuẫn cho nguồn năng lượng này phát triển, cơ chế giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ) ra đời. Nhưng khi FIT hết hạn, đấu thầu rộng rãi từng vòng sẽ được thế chân. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật kinh nghiệm đã được một số quốc gia thực hiện thành công sau khi FIT chấm dứt.

Kiến nghị về cơ chế cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời đang được Bộ Công Thương xử lý Kiến nghị về cơ chế cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời đang được Bộ Công Thương xử lý

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 1954/PC-VPCP gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét các đề xuất, kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam”.

Làm rõ hơn về cụm từ “theo các quy định của pháp luật” trong các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Theo các văn bản pháp lý hiện hành, việc dừng huy động phần công suất chưa có giá của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW căn cứ trên các văn bản pháp lý sau:

Thứ nhất: Văn bản số 12158/BCT-ĐTĐL ngày 19/12/2016 của Bộ Công Thương chỉ đạo: “Kể từ ngày 01/01/2017, nếu các nhà máy điện (trừ các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh được quy định tại Quyết định 2012/QĐ-TTg ngày 24/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các nhà máy điện phối hợp vận hành với các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh được quy định tại Quyết định 4712/QĐ-BCT ngày 2/12/2016 của Bộ Công Thương) không có hợp đồng mua bán điện, hoặc có hợp đồng mua bán điện nhưng giá điện đã hết hiệu lực”. Về vấn đề này, Bộ Công Thương yêu cầu “EVN chỉ đạo các đơn vị liên quan không huy động các nhà máy điện này phát điện lên lưới điện quốc gia trừ trường hợp cần thiết huy động để đảm bảo an ninh cung cấp điện”.

Thứ hai: Điều 4 Thông tư số 13/2017/TT-BCT ngày 3/8/2017 của Bộ Công Thương quy định: “EVN không thực hiện việc tạm thanh toán, hoặc thanh toán tiền điện cho nhà máy điện khi vận hành, phát điện lên lưới mà không ký kết chính thức hợp đồng mua bán điện. Trong trường hợp phải huy động các nhà máy này do yêu cầu đảm bảo an ninh cung cấp điện, EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, phối hợp với đơn vị phát điện thực hiện việc huy động, vận hành và thanh toán tiền điện cho nhà máy điện”.

Từ các căn cứ nêu trên, EVN cho rằng: Việc dừng huy động phần công suất 172,12 MW chưa có cơ chế giá của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam là tuân thủ đúng với các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động