RSS Feed for Chuyển đổi số: Động lực cho Vietsovpetro phát triển bền vững | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 20:29
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chuyển đổi số: Động lực cho Vietsovpetro phát triển bền vững

 - Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN 4.0) trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động sâu sắc đến nền kinh tế, chính trị thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chuyển đổi số (CĐS) đối với Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro không chỉ là tất yếu khách quan của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có vốn đầu tư của nhà nước, mà còn là động lực để phát triển bền vững và lâu dài.

Ứng dụng công nghệ thu hồi dầu tăng cường và tối ưu hóa sản xuất tại Vietsovpetro Ứng dụng công nghệ thu hồi dầu tăng cường và tối ưu hóa sản xuất tại Vietsovpetro

Mới đây, tại TP Vũng Tàu, Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Hạt nhân trong công nghiệp (CANTI) và Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) phối hợp Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) tổ chức hội thảo khoa học, với chủ đề: “Các công nghệ phục vụ thu hồi dầu tăng cường và tối ưu hóa sản xuất”.

Vietsovpetro tổng kết hoạt động sáng kiến - sáng chế (giai đoạn 2019 - 2021) Vietsovpetro tổng kết hoạt động sáng kiến - sáng chế (giai đoạn 2019 - 2021)

Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động sáng kiến - sáng chế giai đoạn 2019 - 2021.


Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN 4.0) trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động sâu sắc đến nền kinh tế, chính trị thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chuyển đổi số (CĐS) đối với Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro không chỉ là tất yếu khách quan của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có vốn đầu tư của nhà nước, mà còn là động lực để phát triển bền vững và lâu dài.

Sơ lược về CMCN 4.0 và chuyển đổi số:

Thế giới biết đến cuộc CMCN 4.0 từ cuối năm 2016 khi cuốn sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư" ra đời, nhưng lịch sử cuộc CMCN 4.0 đã nhen nhóm khởi đầu từ năm 2011 tại Cộng hòa dân chủ Đức. CMCN 4.0 đang tác động mạnh đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, các lĩnh vực đời sống, thay đổi thói quen của con người. Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách nhằm tận dụng cơ hội, chủ động và tích cực tham gia cuộc cách mạng này.

CĐS chính là chìa khóa để doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia đạt được thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. CĐS trong doanh nghiệp bao gồm việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất - kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp... Doanh nghiệp cần xác định và tích hợp chiến lược CĐS vào chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và khả năng chuyển đổi của mình.

“Lộ trình" chuyển đổi số của Vietsovpetro:

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã nêu các giải pháp đột phá cần chú trọng thực hiện, trong đó cần “Nghiên cứu ứng dụng thành tựu mới của CNTT & CMCN 4.0 vào quản lý, điều hành và các hoạt động phục vụ tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí."

Từ kỳ họp Hội đồng Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro lần thứ LIII năm 2020, hai Phía đã giao nhiệm vụ thực hiện các biện pháp phát triển hệ thống thông tin có liên quan đến công tác chuyển đổi số “Xây dựng Trung tâm điều hành sản xuất mới, tìm hiểu về Trung tâm giám sát vận hành của Zarubezhneft, xây dựng Digital Twin cho BK-20"

Để triển khai các hạng mục công việc liên quan CĐS một cách đồng bộ hiệu quả, ngày 30/11/2021, Vietsovpetro đã ban hành Quyết định số 1310/QĐSX-TTLL v/v “Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số của LD Việt - Nga Vietsovpetro".

Tại kỳ họp lần thứ LIV Hội đồng Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro năm 2021, hai Phía đã giao Vietsovpetro thuê tư vấn bên ngoài để xây dựng chiến lược (chương trình) tổng thể về CĐS, phát triển hệ thống công nghệ thông tin có xem xét kinh nghiệm của AO “Zarubezhneft", Công ty liên doanh Rusvietpetro".

Sau kỳ họp, tháng 2/2022, Trung tâm CNTT & LL (đơn vị được Đảng ủy, Ban Tổng giám đốc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm chính về CĐS) đã làm việc với các đối tác và đơn vị trong ngành dầu khí về công tác CĐS.

Song song với xúc tiến các công việc thuê tư vấn trong và ngoài nước, Vietsovpetro đã cử cán bộ tham gia trực tiếp và trình bày tham luận tại Hội nghị “Công tác Chuyển đổi số PVN năm 2022" tại trụ sở PVN (Hà Nội), đồng thời tổ chức hội thảo CĐS với công ty PAT Consulting, thành lập nhóm công tác chung về CĐS của Vietsovpetro - Zarubezhneft-Rusvietpetro, hoàn tất YCKT và tiêu chí đánh giá của đơn hàng thuê tư vấn, phát triển hệ thống công nghệ thông tin của VSP…

Với tầm quan trọng, tính cấp bách của CĐS với Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, ngày 27/4/2022 Đảng ủy Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã Ban hành Nghị quyết số 79-NQ/ĐU về “Thực hiện CĐS tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đến năm 2025, định hướng 2030".

Tại Nghị quyết này, Đảng ủy đã đánh giá rõ tình hình, nguyên nhân, sự cần thiết phải tiếp cận chủ động tham gia CMCN 4.0, trong đó xác định “CĐS là xu thế tất yếu khách quan, là chìa khóa để gia nhập cuộc CMCN 4.0". Đảng ủy Vietsovpetro đưa ra quan điểm chỉ đạo:

Một là: CĐS là công việc bắt buộc phải thực hiện để nâng cao chất lượng hiệu của công tác điều hành và hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị.

Hai là: CĐS là động lực cho sự phát triển bền vững của Vietsovpetro vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết liên tục với những giải pháp tích cực có trọng tâm trọng điểm, kế thừa những ứng dụng khoa học công nghệ và dữ liệu số đã có, đi đôi với áp dụng những thành tựu công nghệ mới.

Ba là: CĐS gắn liền với thay đổi nhận thức của cán bộ đảng viên người lao động Vietsovpetro. Công tác CĐS phải có sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy lãnh đạo đơn vị, sự tham gia của cán bộ đảng viên, người lao động và các tổ chức chính trị xã hội.

Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, trong đó năm 2022 cần thực hiện “Triển khai xây dựng chiến lược tổng thể CĐS và phát triển hệ thống thông tin của Vietsovpetro phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất"; “Tổ chức đào tạo về CĐS, trong đó chú trọng về các nền tảng cốt lõi gồm có: Điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Bigdata), Internet vạn vật (IoT - IIoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI)"; Tổ chức các buổi hội thảo về CĐS với các nhà tư vấn chuyên nghiệp.

Trong suốt lộ trình CĐS, Đảng ủy, Ban Tổng giám đốc luôn chỉ đạo sâu sát, đến thời điểm này có thể khẳng định công tác CĐS của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đang thực hiện một cách bài bản và đạt được kết quả bước đầu, được CBCNV trong toàn Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro quan tâm và mong đợi.

“Chặng đường" tiếp theo:

Chuyển đổi số thành công hay không là ở quyết tâm cao của người đứng đầu và sự tham gia của tất cả mọi người. Trên hành trình đầy khó khăn và thách thức này, Vietsovpetro đang bắt đầu những bước đi nhỏ bé đầu tiên.

CĐS là cả một hành trình nhiều mong đợi nhưng cũng đầy khó khăn và thử thách. Chuyển đổi số thành công hay không là ở quyết tâm cao của lãnh đạo, của người đứng đầu và sự tham gia của tất cả mọi người. Với tinh thần này, Nghị quyết số 79-NQ/ĐU đã xác định mục tiêu cho những giai đoạn tiếp theo của lộ trình CĐS:

Giai đoạn 2023 - 2025:

Triển khai thực hiện chương trình chiến lược CĐS theo lộ trình trong phạm vi toàn Vietsovpetro, trong đó chú trọng triển khai đồng bộ về văn hóa số và văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng/triển khai các sáng kiến số trong chương trình tổng thể CĐS để thực hiện một trong những nhóm giải pháp đột phá (được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vietsovpetro lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025), đó là nghiên cứu ứng dụng thành tựu mới của CNTT và CMCN 4.0 vào quản lý điều hành và các hoạt động phục vụ tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, cụ thể như sau:

1/ Tự động hóa quy trình thu thập và xử lý số liệu trong lĩnh vực thăm dò dầu khí và khai thác tối đa giá trị của khối dữ liệu được hình thành trong 40 năm qua của Vietsovpetro trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.

2/ Tự động hóa công tác điều hành sản xuất để hình thành hệ thống báo cáo quản trị thông minh hỗ trợ công tác giám sát và ra quyết định.

Triển khai đánh giá hàng năm về hiệu quả triển khai chương trình CĐS.

Giai đoạn 2025 - 2030:

Tiếp tục triển khai và đánh giá việc thực hiện chương trình CĐS theo lộ trình với tầm nhìn đến năm 2030.

100% các đơn vị trực thuộc Vietsovpetro vận hành hoạt động sản xuất - kinh doanh trên nền tảng công nghệ số.

Tiến tới hình thành văn phòng không giấy tờ (trừ các giấy tờ bắt buộc theo quy định).

Ứng dụng các công nghệ số hàng đầu, chuyên ngành trong lĩnh vực tìm kiếm - thăm dò - khai thác dầu khí, các công trình sản xuất thông minh./.

TRẦN QUỐC THẮNG; ĐẶNG ĐÌNH CÔNG

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động