RSS Feed for Dự thảo Quy hoạch điện VIII Thứ sáu 27/12/2024 19:27
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Phát triển nhiên liệu khí hydro xanh gắn với điện gió ngoài khơi

Phát triển nhiên liệu khí hydro xanh gắn với điện gió ngoài khơi

Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, một trong các vướng mắc để phát triển điện gió và điện măt trời là đảm bảo phải xây dựng hệ thống lưới điện đồng bộ và giữ ổn định của hệ thống. Các chuyên gia cho rằng, các dự án kết hợp nguồn điện gió ngoài khơi với sản xuất nhiên liệu khí hydro xanh (Green hydrogen) với quy mô đủ lớn mang đến một cách tiếp cận mới, hướng đến cả trong nước và xuất khẩu, một giải pháp khả thi đang được áp dụng và tăng tốc phát triển tại nhiều quốc gia.
Vì sao cần bổ sung công suất thủy điện tích năng vào Quy hoạch điện VIII?

Vì sao cần bổ sung công suất thủy điện tích năng vào Quy hoạch điện VIII?

Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, thì dù Việt Nam có các nguồn điện linh hoạt bổ sung cho hệ thống điện thì việc cắt giảm nguồn năng lượng gió, mặt trời với một tỷ lệ thích hợp là điều không thể tránh khỏi đối với một hệ thống điện tích hợp năng lượng tái tạo ở quy mô lớn... Vậy giải pháp nào có thể giải quyết vấn đề này? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Với tiềm năng phát triển thủy điện tích năng ở nước ta có thể đạt tới 12.500 MW, vì vậy, Chính phủ cần xem xét bổ sung công suất từ nguồn điện này cao hơn 1.200 MW vào năm 2030 và 7.800 MW vào năm 2045.
“Đề án quy hoạch điện VIII đi ngược xu thế thế giới” (?)

“Đề án quy hoạch điện VIII đi ngược xu thế thế giới” (?)

Ngày 8/6/2021, ông Nguyễn Đức Thắng (sâu đây gọi là Tác giả) đã có bài “Đề án quy hoạch điện VIII là đi ngược xu thế thế giới” gửi tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và được một số tổ chức, cá nhân ủng hộ, tán thưởng... Tuy nhiên, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Cách nhìn nhận, đánh giá trên đây là chưa khách quan và cũng không đúng sự thật. Dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ một số nội dung mà Tác giả nhận định là “đi ngược xu thế” của thời đại. Rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý và phản biện của các quý vị.
Thủ tướng yêu cầu ‘rà soát kỹ’ nội dung Quy hoạch điện VIII

Thủ tướng yêu cầu ‘rà soát kỹ’ nội dung Quy hoạch điện VIII

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tập trung chỉ đạo, rà soát kỹ nội dung Quy hoạch điện VIII, bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đặt lợi ích quốc gia và dân tộc lên trên hết, trước hết. Đặc biệt chú ý đến chống tiêu cực trong xây dựng chính sách, ai vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Thủ tướng cũng lưu ý việc nghiên cứu, phân tích kỹ về giá điện, việc cân đối hợp lý về cơ cấu các nguồn điện (thủy điện, nhiệt điện, năng lượng tái tạo) và bảo đảm sự phù hợp giữa các vùng miền, tránh để lãng phí nguồn lực xã hội.
Đề xuất bổ sung dự án điện ‘nhiệt dư’ của Hòa Phát vào Quy hoạch điện VIII

Đề xuất bổ sung dự án điện ‘nhiệt dư’ của Hòa Phát vào Quy hoạch điện VIII

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn gửi Bộ Công Thương, về việc bổ sung Nhà máy điện nhiệt dư Hòa Phát Dung Quất 2 (5x60 MW) vào dự thảo đề án Quy hoạch điện VIII. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Một vấn đề cần đặt ra là, với gam công suất của tổ máy nhỏ (60MW), thường thì công nghệ hiệu suất tổ máy cần được nghiên cứu kỹ để đảm bảo hiệu quả giá điện và đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
Đáp ứng bền vững nhu cầu than cho Quy hoạch điện VIII: Vấn đề và giải pháp

Đáp ứng bền vững nhu cầu than cho Quy hoạch điện VIII: Vấn đề và giải pháp

Để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ngày càng tăng cao, dự thảo Quy hoạch điện VIII đã đề ra mục tiêu phát triển sản lượng điện rất cao, kéo theo nhu cầu các nguồn nhiên liệu cho phát điện tăng cao, vượt quá khả năng nguồn cung trong nước. Trong bối cảnh việc phát triển ngành điện vừa phải đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, vừa phải giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và cam kết của Việt Nam về thỏa thuận biến đổi khí hậu, Quy hoạch lần này đề ra định hướng đi đôi với đẩy mạnh huy động các nguồn năng lượng tái tạo, tiếp tục tăng cường khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa nhằm nâng cao tính tự chủ cùng với việc nhập khẩu từ nước ngoài gắn liền việc nâng cao trình độ công nghệ các nhà máy phát điện. Trong phạm vi bài báo này đề cập đến các vấn đề và giải pháp đáp ứng nhu cầu than cho Quy hoạch, đảm bảo bền vững và thân thiện hơn với môi trường.
Cơ cấu nào cho nguồn điện gió, mặt trời trong Quy hoạch điện VIII?

Cơ cấu nào cho nguồn điện gió, mặt trời trong Quy hoạch điện VIII?

Phát triển năng lượng tái tạo vừa nhanh chóng giải quyết các vấn đề thiếu hụt năng lượng và bảo vệ môi trường, cắt giảm phát thải khí nhà kính, nhưng cụ thể như điện mặt trời, điện gió với tỷ lệ nào là hợp lý? Vì vậy Dự thảo Quy hoạch điện VIII với mục tiêu phát triển nguồn năng lượng tái tạo đến năm 2025 - 2045 (kịch bản cơ sở) đối với điện mặt trời là tương đối hợp lý và đến năm 2045 thì tỷ lệ năng lượng tái tạo dự kiến đạt 47% so với tổng nguồn điện toàn hệ thống, cao hơn 7% so với mục tiêu của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.
Quy hoạch VIII có thể được phê chuẩn trong nhiệm kỳ này của Chính phủ

Quy hoạch VIII có thể được phê chuẩn trong nhiệm kỳ này của Chính phủ

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021, tổ chức ngày 31/3/2021, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Quy hoạch điện VIII đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (sau khi Hội đồng thẩm định bỏ phiếu nhất trí thông qua các nội dung) và kỳ vọng Quy hoạch sẽ được phê chuẩn, ban hành ngay trong nhiệm kỳ này của Chính phủ.
Tăng công suất nguồn lắp đặt và hiệu quả sản xuất điện năng của Việt Nam

Tăng công suất nguồn lắp đặt và hiệu quả sản xuất điện năng của Việt Nam

Theo báo cáo tổng kết của Quy hoạch điện VIII, sản lượng điện thương phẩm bình quân trong giai đoạn 2011 - 2020 tăng 9,6%/năm, hệ số đàn hồi điện và cường độ sử dụng điện trong khoảng 5 năm trở lại đây của nước ta ở mức khá cao so với các nước trong khu vực và cả trên thế giới. Do đó, cho thấy hiệu quả sản xuất điện năng thực tế đang giảm mạnh, mặc dù công suất nguồn lắp đặt và sản lượng điện vẫn tăng dần theo hằng năm, nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu tỷ trọng điện mặt trời tăng quá nhanh thiếu sự kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Phát triển nguồn năng lượng tái tạo và hiệu quả kinh tế trong Quy hoạch điện VIII

Phát triển nguồn năng lượng tái tạo và hiệu quả kinh tế trong Quy hoạch điện VIII

Nghị quyết 55-NQ/TW đề ra nhiệm vụ “Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch”. Để thực hiện nhiệm vụ đó, trong Quy hoạch điện VIII đi đôi với tăng cường phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, cần phải đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh tế của phương án quy hoạch phát triển điện nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp. Trong bài này nêu một số ý kiến bàn về phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo và phương pháp đánh giá kinh tế trong dự thảo Quy hoạch này nhằm phục vụ yêu cầu làm rõ hơn tính khả thi và hiệu quả kinh tế của phương án Quy hoạch phát triển điện lực. Tiếp theo là đề xuất vài ý kiến về cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Lý do cần nâng cao tỷ trọng điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII

Lý do cần nâng cao tỷ trọng điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII

Mặc dù Việt Nam được đánh giá là một trong các trung tâm điện gió ngoài khơi của thế giới và có nhiều lợi thế để phát triển nhưng trong Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), công suất điện gió ngoài khơi chỉ từ 2 - 3 GW đến năm 2030, chiếm từ 1,45% đến 2% trong tổng công suất đện đến năm 2030. Liệu Dự thảo Quy hoạch điện VIII có tạo điểm nghẽn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực hoàn toàn mới mà Việt Nam rất có lợi thế này?
Ý kiến về Chương trình phát triển nguồn điện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII

Ý kiến về Chương trình phát triển nguồn điện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII

Tiếp theo “Dự báo nhu cầu điện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII vẫn chưa thấy thuyết phục” bài báo dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam nêu một số ý kiến luận bàn về các tiêu chí, nội dung chi phí ngoại sinh, phương pháp xây dựng, tính toán, phân tích và đánh giá các kịch bản phát triển nguồn điện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII dưới góc độ đáp ứng yêu cầu “Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững” đề ra trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.
Đẩy nhanh tiến độ trình, thẩm định Đề án Quy hoạch điện VIII

Đẩy nhanh tiến độ trình, thẩm định Đề án Quy hoạch điện VIII

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 1256/VPCP-CN, ngày 26 tháng 2 năm 2021 gửi Bộ Công Thương, về việc đẩy nhanh tiến độ trình, thẩm định Đề án Quy hoạch phát triển triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Dự báo nhu cầu điện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII ‘vẫn chưa thấy thuyết phục’

Dự báo nhu cầu điện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII ‘vẫn chưa thấy thuyết phục’ 1

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu tổng quát là “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân”. Để đáp ứng được mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ của Quy hoạch điện VIII là phải xác định đúng đắn, chính xác nhu cầu điện hợp lý của nền kinh tế trong tương lai. Trong bài này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số ý kiến đóng góp cho phương pháp, căn cứ và kết quả dự báo nhu cầu điện với mong muốn góp phần cho Quy hoạch điện VIII thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên làm căn cứ cho xây dựng phương án phát triển điện hợp lý.
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII). Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được giao nhiệm vụ là Chủ tịch Hội đồng.
1 2 3
Phiên bản di động