RSS Feed for Chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư Trạm biến áp 500kV Bình Định và đấu nối | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 25/02/2025 12:56
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư Trạm biến áp 500kV Bình Định và đấu nối

 - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 603/QĐ-UBND (ngày 24/2/2025) chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Trạm biến áp 500 kV Bình Định và đường dây đấu nối.
Chia sẻ của Tổng Giám đốc EVNNPT với bạn đọc Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chia sẻ của Tổng Giám đốc EVNNPT với bạn đọc Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Chuẩn bị chào đón Xuân Ất Tỵ (năm 2025), ông Phạm Lê Phú - Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã có một số chia sẻ với bạn đọc Tạp chí Năng lượng Việt Nam về những kỳ tích hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3, cũng như kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng năm 2024 và các mục tiêu, giải pháp quản lý vận hành năm 2025. Tất cả với một mục tiêu “không để thiếu điện” theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong những năm tới. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư Trạm biến áp 500kV Bình Định và đấu nối
Phối cảnh Trạm biến áp 500 kV Bình Định.

Nhà đầu tư được tỉnh Bình Định chấp thuận là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), có địa chỉ số 18 Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Trạm biến áp 500 kV Bình Định dự kiến xây dựng tại xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tuyến đường dây 220 kV đấu nối đi trên địa bàn huyện Phù Cát và huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Dự án có quy mô xây dựng mới trạm biến áp 500/220/35 kV với công suất trạm biến áp 900 MVA (dự phòng phát triển lên 1.800 MVA).

Dự án sẽ xây dựng 3 tuyến đường dây đấu nối:

- Tuyến đường dây đấu nối 220 kV số 1, 2: Xây dựng mới 2 tuyến đường dây 220 kV, 2 mạch, chiều dài mỗi đoạn khoảng 4,1 km đấu nối chuyển tiếp trên 2 mạch đường dây 220 kV Phước An - Phù Mỹ hiện hữu.

- Tuyến đường dây đấu nối 220 kV số 3: Xây dựng mới 1 tuyến đường dây 220 kV, 4 mạch, dài khoảng 29 km đấu nối chuyển tiếp trên 2 đường dây 220 kV Pleiku 2 - Phước An và đường dây 220 kV An Khê - Quy Nhơn hiện hữu.

Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án là hơn 2.260 tỷ đồng. Dự án dự kiến khởi công quý 3/2027, hoàn thiện việc thi công và đóng điện quý 4/2029.

Dự án sau khi hoàn thành sẽ tiếp nhận và truyền tải công suất tại các nhà máy điện mặt trời, điện gió, thủy điện trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Bình Định và khu vực lân cận lên hệ thống điện quốc gia. Tăng cường nguồn cấp, góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn và tin cậy cho tỉnh Bình Định. Giảm tải và tránh quá tải cho các trạm biến áp 500 kV và các đường dây 220 kV cấp điện cho khu vực Bình Định, Gia Lai, Phú Yên… Tạo ra mối liên kết mạnh giữa các khu vực, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện quốc gia. Giảm tổn thất công suất, điện năng trong hệ thống, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của EVN, EVNNPT.

UBND tỉnh Bình Định giao nhà đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện ký quỹ cam kết đầu tư, thi công đúng thiết kế, đảm bảo hành lang an toàn đường dây và trạm biến áp theo quy định; thực hiện theo đúng quy định hiện hành về quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy, chấp thuận độ cao tĩnh không, an toàn lao động, rà phá bom mìn, vật liệu cháy nổ và các quy định khác có liên quan trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng và hoạt động của dự án.

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhà đầu tư thực hiện tốt việc phối hợp với các địa phương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

EVNNPT phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với các quy hoạch của địa phương; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thông báo rộng rãi, công khai chủ trương thực hiện dự án và lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân địa phương bị ảnh hưởng. Thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật liên quan, báo cáo tiến độ thực hiện dự án gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Công Thương để theo dõi, giám sát.

UBND huyện Phù Cát, UBND huyện Tây Sơn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, cập nhật diện tích thực hiện dự án vào Quy hoạch sử dụng đất của địa phương, thực hiện các thủ tục về đất đai theo quy định; chủ trì, phối hợp với nhà đầu tư tổ chức thông báo rộng rãi, công khai chủ trương thực hiện dự án và lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân địa phương bị ảnh hưởng

Các sở, ngành, cơ quan liên quan và EVNNPT thực hiện các nội dung dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý theo đúng quy định hiện hành của nhà nước và của tỉnh./.

LÊ LINH

Có thể bạn quan tâm

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động