RSS Feed for Cập nhật tình hình hoạt động sản xuất tại nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 12/10/2024 09:32
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cập nhật tình hình hoạt động sản xuất tại nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam

 - Nhà máy điện rác Sóc Sơn được xây dựng trên diện tích 17,5 ha, thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Nhà máy thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt có thu hồi năng lượng theo công nghệ lò đốt ghi cơ học (ghi di động) kiểu Waterleau của Bỉ - được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam và lớn thứ hai thế giới. (Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật các mốc tiến độ thực hiện đầu tư, tiến độ phát điện và một số khó khăn, vướng mắc hiện nay của dự án này để bạn đọc tham khảo).
Hải Phòng lên kế hoạch xây dựng 2 nhà máy đốt rác phát điện Hải Phòng lên kế hoạch xây dựng 2 nhà máy đốt rác phát điện

Nguồn tin từ UBND TP. Hải Phòng cho biết: Thành phố này vừa ban hàпh kế hoạch triển khai đầu tư xây dựпg nhà máy xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt rác phát điện (giai đoạn 2022 - 2027). Theo đó, Hải Phòng dự định lựa chọn nhà đầu tư xây dựng 2 nhà máy đốt rác phát điện tại Khu xử lý Đìпh Vũ (quận Hải An) và xã Trấn Dương (huyện Vĩnh Bảo).

Ký hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện rác Seraphin Ký hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện rác Seraphin

Lễ ký hợp đồng mua bán điện giữa Nhà máy điện rác Seraphin thuộc Tập đoàn Amaccao và Công ty Mua bán điện (EVN EPTC) vừa được diễn ra tại Hà Nội.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn do Công ty Cổ phần Năng lượng và Môi trường Thiên Ý Hà Nội (HNTY) làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, bao gồm 5 lò đốt và 3 tổ máy phát điện, công suất 90 MW (3x30 MW). Đặc biệt, Nhà máy này sẽ xử lý tới 70% lượng chất thải rắn sinh hoạt của Thủ đô Hà Nội.

Các mốc tiến độ thực hiện dự án:

Dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn được khởi công tháng 8/2019, đến nay đã hoàn thành toàn bộ phần xây dựng, lắp đặt liên quan đến vận hành, chỉ còn một phần nhỏ công việc liên quan đến cây xanh, đường nội bộ, tường bao… đang hoàn thiện. Các mốc tiến độ quan trọng của Nhà máy gồm:

- Ngày 28/5/2021 (21 tháng kể từ ngày khởi công xây dựng): Tiếp nhận những xe rác đầu tiên để căn chỉnh kỹ thuật hệ thống cân tự động, cửa đổ rác và bể chứa rác. Đồng thời, thiết lập cơ sở dữ liệu cho các xe rác vào Nhà máy, xây dựng quy trình tiếp nhận rác, tổ chức tập huấn cho toàn bộ lái xe chở rác của các đơn vị vận chuyển trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Ngày 6/5/2022: Được Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) chấp thuận vận hành thử nghiệm giai đoạn 1 (bao gồm 1 lò với công suất đốt rác 800 tấn/ngày đêm, 1 hệ thống xử lý khí thải, 1 hệ thống xử lý nước thải, 1 tổ máy phát điện 30 MW.

- Ngày 5/7/2022, tổ máy phát điện số 1 và tổ máy phát điện số 2 được Cục Điều tiết Điện lực cấp phép hoạt động.

- Ngày 5/7/2022: Hòa lưới điện quốc gia thành công tổ máy số 1, với công suất lắp đặt là 30 MW, công suất phát tương ứng với vận hành 1 lò đốt là 15 MW.

- Ngày 27/12/2022: Được Bộ TNMT cấp Giấy phép môi trường giai đoạn 1 và 2 (bao gồm 3 lò đốt với công suất đốt rác 2.400 tấn/ngày đêm, công suất tiếp nhận rác vào Nhà máy là 3000 tấn/ngày đêm, 3 hệ thống xử lý khí thải, 2 hệ thống xử lý nước thải, 2 tổ máy phát điện với công suất lắp đặt tổng cộng 60 MW.

- Ngày 17/2/2023, Nhà máy vận hành thương mại tổ máy số 1 và đến ngày ngày 17/3/2023, Nhà máy tiếp tục vận hành thương mại tổ máy số 2.

- Ngày 18/5/2023, Đoàn kiểm tra của Bộ TNMT đã tiến hành kiểm tra để xác nhận hoàn thành giai đoạn vận hành thử nghiệm, tiến tới công nhận vận hành chính thức giai đoạn 1 và 2 đối với Nhà máy điện rác Sóc Sơn. Đồng thời, Nhà máy cũng đã nộp hồ sơ xin Bộ TNMT cấp Giấy phép môi trường giai đoạn 3 (2 lò đốt còn lại) của Nhà máy.

Để đạt được Giấy phép môi trường và vận hành thương mại các tổ máy phát điện như đã nói ở trên, trước đó Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã được Cục Giám định (Bộ Xây dựng) nghiệm thu phần xây dựng và Cục PCCC (Bộ Công an) nghiệm thu PCCC cho Nhà máy.

Đến thời điểm hiện tại, Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã đi vào vận hành ổn định, liên tục, an toàn giai đoạn 1 và 2 (gồm 3 lò đốt công suất đốt 2.400 tấn rác/ngày, công suất tiếp nhận 3.000 tấn/ngày, 2 tổ máy với công suất phát điện khoảng 50 MW, thực hiện xử lý nước rỉ rác, khí thải và tro xỉ theo đúng quy định pháp luật.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn xử lý tới 70% lượng chất thải rắn sinh hoạt của Hà Nội
Trung tâm điều khiển Nhà máy điện rác Sóc Sơn.

Các mốc tiến độ phát điện:

Ngày 25/7/2022, tổ máy S1 hòa lưới lần đầu thành công (công suất đốt 800 tấn/ngày).

- Từ ngày 1 đến ngày 16/10/2022, chạy tin cậy tổ máy S1 (72h) thành công, thực hiện chốt chỉ số công tơ đo đếm điện tại Nhà máy.

- Ngày 26/9/2022, tổ máy S2 hòa lưới lần đầu thành công (công suất đốt 800 tấn/ngày).

- Ngày 11/10/2022 đến ngày 16/10/2022, thực hiện chạy tin cậy tổ máy phát S2 và chốt chỉ số công tơ vào ngày 16/10/2022.

- Ngày 17/2/2023, tổ máy số 1 được công nhận vận hành thương mại.

- Đến ngày 17/3/2023, tổ máy số 2 được công nhận vận hành thương mại.

Từ ngày 1/1/2023 đến nay, sản lượng điện phát lên lưới của Nhà máy đạt 156.630.000 kWh.

Hiện tại, Nhà máy đang vận hành ổn định, liên tục 3 lò đốt và 2 tổ máy S1, S2. Trong đó, công suất tổ máy S1=30 MW và S2=19 MW (tương ứng với vận hành 3 lò đốt chất thải sinh hoạt, công suất 800 tấn/lò/ngày). Đồng thời, Nhà máy cũng thực hiện tốt quy trình sửa chữa, bảo dưỡng để đảm bảo duy trì công suất phát như hiện tại (khoảng 50 MW).

Dự kiến từ tháng 10/2023, sau khi được cấp Giấy phép môi trường đối với 2 lò đốt còn lại, cũng như hoàn thành các thủ tục với Bộ Công Thương và EVN, Nhà máy sẽ có thể phát điện tối đa công suất 90 MW.

Tuy nhiên, để bảo đảm tiến độ của dự án, sớm đưa tổ máy S3 vào hoạt động, góp phần vào việc xử lý rác thải sinh hoạt của Thủ đô (hiện nay, vẫn còn khoảng 4.000/tấn rác mỗi ngày đang phải xử lý bằng phương pháp chôn lấp), đồng thời đóng góp vào nguồn cung điện của quốc gia, do có sự điều chỉnh công suất từ 15 MW lên 30 MW đối với tổ máy S3 (từ 75 MW lên 90 MW đối với toàn bộ dự án), nên HNTY đang cần sự phối hợp của các cơ quan liên quan, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để điều chỉnh, bổ sung các thỏa thuận và Hợp đồng mua bán điện (PPA) đã ký kết. Khi đó, Nhà máy có thể xử lý 70% lượng rác thải sinh hoạt của Thủ đô Hà Nội, giảm đáng kể lượng rác phải chôn lấp và do đó tăng tuổi thọ của khu xử lý rác Nam Sơn.

Mặt khác, HNTY cũng mong muốn các cơ quan chức năng, EVN quan tâm ưu tiên việc phát điện lên lưới của Nhà máy. Bởi nếu giảm phát sẽ dẫn đến việc Nhà máy sẽ phải ngừng nhận rác và số rác đó sẽ phải chuyển chôn lấp, sẽ ảnh hưởng đến việc thu gom rác của Thủ đô Hà Nội./.

LÃ HỒNG KỲ - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động