Cập nhật tiến độ dự án Trung tâm Điện lực Quảng Trạch
08:59 | 03/08/2022
Tại sao nước Đức vẫn phải duy trì các nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch? Câu hỏi trên con đường tiến đến phát thải - Net Zero luôn là bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo thì đủ điện? Tại sao với công suất đặt năng lượng tái tạo rất lớn (vượt 1,76 lần so với nhu cầu), nước Đức vẫn cần điện hạt nhân, than và đặc biệt là khí đốt của Nga? |
Vẫn còn ý kiến ‘thiếu cơ sở’ về dự án Thủy điện Hòa Bình (mở rộng) Nhận xét bài “Vì sao nên mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình?” ThS. Trần Văn Minh - Hội Tưới tiêu Việt Nam cho rằng: “Bài viết này mang tính ngụy biện cho những sai sót trong việc lựa chọn phương án Thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2”. Để rộng đường dư luận, dưới đây chúng tôi giới thiệu ý kiến phản biện của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về vấn đề này. |
Nguồn tin từ Ban quản lý Điện 2 cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng (48,6/48,6ha) khu vực nhà máy chính. Còn với dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 2, diện tích khu vực nhà máy chính 44,7ha (đã bàn giao 33,8ha và chưa bàn giao là 10,9ha).
Về công tác giải phóng mặt bằng, hiện còn 2/206 hộ chưa nhận tiền đợt 1. Còn đợt 2, đại diện chủ đầu tư đã trình phê duyệt 16 hộ, còn 5 hộ đang tiếp tục xử lý để lập phương án trình phê duyệt đợt cuối và 1 hộ đang khiếu nại về thửa đất đã bị thu hồi từ năm 2011 tại hạng mục mương thoát nước, đến nay chưa nhận tiền và đề nghị phải thu hồi, bồi thường tại thời điểm hiện tại. Hiện Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Quảng Trạch đang lập hồ sơ để điều chỉnh quyết định thu hồi đất.
Còn đối với dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 2, như chúng ta đều biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã báo cáo Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi công nghệ Nhà máy này từ nhiệt điện than sang nhiệt điện khí.
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình: Dự án cơ sở hạ tầng thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, tuy nhiên trong quá trình thi công có một số hộ dân cản trở nên phải bảo vệ thi công ngày 12/7/2022 (san nền, hàng rào).
Hiện khu phụ trợ đã hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 11,27 ha, nhưng trong khu vực này vẫn còn khoảng 1,65 ha đang vướng mắc do 19 hộ dân đang yêu cầu UBND xã xác định nguồn gốc các thửa đất từ năm 2011 do gia đình khai hoang, đất được giao theo Nghị định 64. Trong đó có 4/19 hộ đã được UBND xã xác nhận là đất được giao theo Nghị định 64 và khai hoang từ năm 2011, nhưng đến nay Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình chưa hoàn thành điều chỉnh hồ sơ trích đo để thu hồi, bồi thường nên các hộ dân bức xúc và thường xuyên cản trở thi công.
Với các thửa đất còn lại của 15 hộ đã được UBND xã Quảng Đông xác nhận là đất do UBND xã quản lý, đã được phê duyệt phương án bồi thường.
Khu vực bãi thải xỉ của dự án (rộng 42,6ha) đến hiện nay còn 77 thửa đất (38,993m2) UBND xã Quảng Đông chưa xác định nguồn gốc, các thửa đất đã được bồi thường cho UBND xã, nhưng chưa được hỗ trợ về hoa màu cho các hộ dân trực tiếp sản xuất.
Với công trình đường ống thải nước làm mát, băng tải than, đường ra cảng than (21,6ha): Đoạn chạy qua chòm 1,2,3 còn vướng mắc 9 hộ xen ghép chưa được bố trí đất tái định cư nên người dân thường xuyên chặn đường, cản trở thi công các gói thầu EPC Quảng Trạch 1 và gói thầu EPC cảng than.
Còn đoạn chạy qua khu vực người dân trồng cây trên đất UBND xã quản lý mới phê duyệt phương án bồi thường, hiện đang thực hiện các thủ tục để chi trả. Trạm bơm nước ngọt của trạm Rada 535 và đường dây 22 kV cấp điện cho trạm Rada, hiện cũng chưa hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng để di dời.
Tuyến ống cấp nước làm mát, thải xỉ, ống nước thu hồi, kênh nhận nước làm mát (25ha) phần diện tích do UBND xã quản lý có 1,5 ha đất trồng cây hàng năm đã đưa vào bồi thường chia cho các hộ dân, phần diện tích này còn vướng mắc do chưa xác nhận danh sách các hộ dân trực tiếp sản xuất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ hoa màu cho các hộ dân. Phần diện tích này chủ yếu là đất bãi cát, người dân trồng cây đến nay đã được huyện Quảng Trạch phê duyệt phương án bồi thường, đang làm thủ tục chi trả tiền.
Ngoài ra, hạng mục tuyến ống nước ngọt, hiện đã phê duyệt phương án bồi thường, đã chi trả tiền 13/14 hộ (xã Quảng Hợp), 7/45 hộ (xã Quảng Kim) trả tiền lần 2 có thêm 4 hộ nhận tiền, 27/30 hộ (xã Quảng Châu) và 95/109 hộ (xã Quảng Phú). Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện đã trình UBND huyện Quảng Trạch phê duyệt phương án đợt 2 tại xã Quảng Kim, đợt 2 tại xã Quảng Phú và phần bổ sung tại xã Quảng Châu. Hiện UBND huyện đã phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tại xã Quảng Kim, xã Quảng Phú, còn xã Quảng Châu đang đề nghị tạm dừng để điều chỉnh hồ sơ.
Trước những khó khăn, vướng mắc nêu trên, UBND tỉnh Quảng Bình đã giao các sở, ngành làm việc với các cơ quan liên quan để tháo gỡ nút thắt cho dự án. Đồng thời giao các sở, ngành và huyện Quảng Trạch hỗ trợ tối đa, kịp thời để dự án triển khai đúng tiến độ, bảo đảm đúng cam kết của tỉnh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đưa Nhiệt điện Quảng Trạch1 đi vào hoạt động trong năm 2024.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch có tổng mức đầu tư dự án là 41.130 tỷ đồng, với tổng diện tích khoảng 48,6 hecta tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Dự án bao gồm 2 tổ máy, với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, khi đi vào vận hành sẽ cung cấp cho hệ thống điện với sản lượng điện mỗi năm khoảng 8,4 tỷ kWh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao độ an toàn, ổn định cho hệ thống điện.
Gói thầu chính về thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp công trình này được thực hiện bởi Liên danh nhà thầu (gồm một số nhà thầu của Nhật Bản, Hàn Quốc và Tổng công ty Xây dựng số 1). Đây đều là các nhà thầu lớn, có uy tín, năng lực, kinh nghiệm trong nhiều dự án nhiệt điện lớn. Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sử dụng công nghệ hiện đại, thông số hơi trên siêu tới hạn (USC) - cao nhất trong các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam hiện nay. Dự kiến công trình được hoàn thành vào năm 2025.
Về công tác bảo vệ môi trường, Nhà máy sẽ được trang bị đồng bộ các hệ thống xử lý nước thải, khí thải và lọc bụi. Do vậy, hàm lượng phát thải khí sau khi được xử lý tuân thủ hoàn toàn các quy chuẩn về môi trường Việt Nam hiện hành và tương đương với các tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới áp dụng. Các thông số về môi trường nhà máy khi vận hành được truyền về Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Bình để giám sát trực tuyến và hiển thị công khai tại khu vực cổng nhà máy 24/24h theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý môi trường./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM