RSS Feed for Các nhà máy điện của Vinacomin có nguy cơ lỗ lớn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 21:01
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các nhà máy điện của Vinacomin có nguy cơ lỗ lớn

 - Chỉ chạy dưới 50% công suất - đó là tình hình chung của các nhà máy điện của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) khi tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh. Việc phát điện bị hạn chế cả về công suất, thời gian huy động, bị động trong việc dừng máy và khởi động đã không những làm giảm doanh thu, mà còn làm tăng chi phí do phải dừng lò và khởi động lại.

>> Cần có chính sách đặc thù gỡ khó cho ngành Than
>> Tỉnh Quảng Ninh chia sẻ khó khăn với ngành Than
>> Công nợ tăng cao, Vinacomin thêm khó khăn
>> Ngành Than sẽ còn thua lỗ

Kể từ khi tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn - Vinacomin chỉ vận hành một nửa công suất.

Tính đến năm 2012 tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện của Vinacomin đạt khoảng trên 1.300 MW. Năm 2011 sản xuất, tiêu thụ 6,7 tỷ kWh, doanh thu xấp xỉ 5000 tỉ đồng và bị lỗ 966 tỉ đồng.

TS Nguyễn Cảnh Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đưa ra nhận định, nếu như tình hình sản xuất điện như hiện nay thì ngành Than sẽ có nguy cơ thua lỗ lớn hơn năm 2011. Đặc biệt, kể từ 1/7 (khi tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh), các nhà máy điện của Vinacomin chỉ chạy dưới 50% công suất. Việc phát điện bị hạn chế cả về công suất, thời gian huy động, bị động trong việc dừng máy và khởi động đã không những làm giảm doanh thu, mà còn làm tăng chi phí do phải dừng lò và khởi động lại.

Bên cạnh đó, giá bán điện cho EVN hiện nay đang thấp hơn giá thành, còn giá than bán cho điện hiện nay mới chỉ đạt khoảng 55% giá thành và chỉ bằng khoảng 40% giá than xuất khẩu.

Theo TS Nam, những bất cập nêu trên là nguyên nhân chính làm cho sản xuất kinh doanh điện của Vinacomin bị lỗ, chưa kể nếu tính đủ giá than đầu vào theo giá thị trường thì mức lỗ còn cao hơn.

Như vậy, hiện nay Vinacomin bán than và bán điện cho EVN đều với giá dưới giá thành, phải chịu lỗ kép.

Những khó khăn, bất cập nêu trên đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng đối với Vinacomin. Hiệu quả kinh doanh không những bị giảm mạnh mà có nguy cơ bị lỗ lớn, cân đối tài chính không đảm bảo, đầu tư phát triển giảm sút... Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì chắc chắn Vinacomin sẽ không có điều kiện duy trì sản xuất, đầu tư xây dựng các mỏ mới, các nhà máy điện mới nhằm đảm bảo sản lượng than và điện theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều này sẽ dẫn đến các hệ lụy và thiệt hại không chỉ riêng đối với ngành Than, mà an ninh năng lượng quốc gia không được đảm bảo, việc làm, thu nhập của thợ mỏ (trên 11 vạn công nhân, người lao động sản xuất than, hơn 40 vạn những người trong gia đình thợ mỏ), cũng như thu ngân sách nhà nước bị giảm sút nghiêm trọng, phát triển kinh tế trên địa bàn Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn… nơi đang diễn ra các hoạt động khai thác than và sản xuất điện của Vinacomin sẽ bị ảnh hưởng.

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động