RSS Feed for Các mỏ dầu khí lớn của Việt Nam đang suy giảm sản lượng từ 5-8%/năm | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 10:58
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các mỏ dầu khí lớn của Việt Nam đang suy giảm sản lượng từ 5-8%/năm

 - Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: Hiện các mỏ dầu khí lớn của Việt Nam đang suy giảm sản lượng tự nhiên từ 5 - 8%/năm do hầu hết các mỏ đã khai thác quá lâu. Đây thực sự là một thách thức lớn trong mục tiêu gia tăng sản lượng khai thác, bởi việc đầu tư phát triển mỏ mới gặp nhiều vướng mắc, các mỏ mới đưa vào khai thác chủ yếu là mỏ nhỏ, cận biên, v.v...
Gia tăng sản lượng khai thác dầu khí tại cụm mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh Gia tăng sản lượng khai thác dầu khí tại cụm mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh

Kết luận tại hội nghị sơ kết về hoạt động sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu năm của Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) được tổ chức mới đây, ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: PVN sẽ đẩy nhanh tiến độ phê duyệt báo cáo trữ lượng (RAR) tại Hội đồng trữ lượng cấp Nhà nước để làm cơ sở xem xét, thực hiện chương trình khoan đan dày và khoan thăm dò Lô 05-2, 05-3 nhằm đảm bảo gia tăng sản lượng khai thác của cụm mỏ dầu khí Hải Thạch - Mộc Tinh. Đồng thời sẽ kiến nghị Chính phủ, các bộ, ban, ngành xem xét phê duyệt gói 04 giải pháp cải thiện hiệu quả kinh tế của các lô dầu khí trên.

Đánh giá khả năng gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam (giai đoạn 2022-2025) Đánh giá khả năng gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam (giai đoạn 2022-2025)

Thông tin từ Hội đồng Khoa học Công nghệ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết: Tiểu ban Thăm dò Khai thác Dầu khí (thuộc Hội đồng) vừa tổ chức đánh giá kết quả tìm kiếm, thăm dò dầu khí năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, bàn giải pháp thực hiện thành công kế hoạch tìm kiếm, thăm dò dầu khí 6 tháng cuối năm 2022 và giai đoạn tiếp theo.

Theo PVN, phần lớn các mỏ dầu khí đang khai thác ở Việt Nam đều được đưa vào khai thác trong giai đoạn từ 1986 - 2015. Trong đó, các mỏ có đóng góp sản lượng lớn đều đã khai thác được 15 - 36 năm (đang ở giai đoạn khai thác cuối đời mỏ), độ ngập nước cao và tiếp tục tăng liên tục theo thời gian. Độ ngập nước trung bình của một số mỏ hiện đã ở mức 50% - 90% dẫn đến sản lượng suy giảm tự nhiên. Đây cũng là thực tế chung ở giai đoạn cuối đời của các mỏ trên thế giới. Trong khi đó, các cơ chế, chính sách liên quan tới hoạt động dầu khí trước đây không còn phù hợp với điều kiện hiện nay càng khiến cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng dầu khí bị sụt giảm rất nhiều so với giai đoạn trước.

Theo thống kê từ năm 2015 đến nay, sản lượng khai thác dầu trong nước liên tục sụt giảm, từ mức 16,9 triệu tấn vào năm 2015 xuống còn 15,2 triệu tấn vào năm 2016; 13,4 triệu tấn vào năm 2017; 12 triệu tấn vào năm 2018; 11 triệu tấn vào năm 2019 và 9,7 triệu tấn vào năm 2020. Theo dự báo, sản lượng khai thác dầu khí tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Để hạn chế mức độ suy giảm sản lượng tự nhiên từ các giếng hiện hữu, nhiều giải pháp ứng phó đã được áp dụng kịp thời vào hoạt động khai thác. Theo đó, PVN và các nhà thầu đã khoan bổ sung các giếng khoan đan dày. Tuy nhiên, với số lượng giếng khoan đan dày rất hạn chế và sản lượng thường không cao nên giải pháp ứng phó trước mắt này chỉ đóng góp dưới 10% sản lượng chung của cả mỏ.

Bên cạnh đó, giải pháp sửa chữa, can thiệp giếng, nâng cao và tối ưu hệ số sử dụng thiết bị cũng được triển khai tích cực, nhưng cũng chỉ đóng góp cao nhất là 2% sản lượng của toàn mỏ.

Để hoàn thành mục tiêu gia tăng sản lượng dầu khí từ nay đến năm 2025, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, tài chính, cơ chế, chính sách... Cùng với đó là cơ chế ưu đãi đầu tư phù hợp để đưa vào phát triển các phát hiện đã được tìm thấy trong giai đoạn trước, cũng như tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ dầu khí mới./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động