Bỏ toàn bộ quy định chuyển công trình điện (sử dụng vốn nhà nước) về EVN quản lý
06:51 | 03/12/2024
Phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển điện LNG của Việt Nam và các khuyến nghị Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển ngành điện LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) ở Việt Nam: (1) Điểm mạnh - (2) điểm yếu - (3) cơ hội - (4) rủi ro, thách thức - (5) một số khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư phát triển hạ tầng điện LNG trong Quy hoạch điện VIII. |
Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam Trong bài báo này, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cung cấp thông tin cập nhật gần đây về giá nhiên liệu (than, khí, LNG) cho phát điện (bao gồm giá trong nước và thị trường quốc tế); đồng thời sử dụng phương pháp tính thông dụng hiện nay để xác định ước tính giá thành bình quân cho các nguồn nhiệt điện truyền thống tại Việt Nam. Đó là phương pháp tính “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). Các tính toán LCOE với điện than, chúng tôi chỉ xét tới công nghệ phổ biến hiện nay - lò hơi siêu tới hạn (SC), với giá nhiên liệu than khai thác trong nước và nhập khẩu. Còn với điện khí, là công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp đang chiếm tỷ trọng lớn trong công suất các nhà máy hiện hữu, cũng như đang xây dựng và sẽ đầu tư phát triển ở Việt Nam. Về giá nhiên liệu khí, được tính toán từ các mỏ: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Sao Vàng Đại Nguyệt, PM3-CAA, Cái Nước 46 (khu vực chồng lấn với Malaysia), Lô B, Cá Voi Xanh... và các dự báo về giá LNG nhập khẩu. |
Theo báo cáo từ Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính): Trước đây, việc điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước sang EVN quản lý được thực hiện theo Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg. Nhưng từ thực tiễn triển khai đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến số lượng công trình điện được điều chuyển chỉ chiếm khoảng 10% số lượng công trình điện mà EVN đồng ý tiếp nhận. Hơn nữa, Quyết định số 41 được xây dựng trên cơ sở Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (năm 2008) có nhiều nội dung không còn phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (năm 2017).
Nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế của Quyết định số 41, đẩy nhanh quá trình chuyển giao công trình điện là tài sản công do các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý về EVN đảm bảo an toàn, hiệu quả, ngày 10/1/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN, có hiệu lực từ ngày 1/3/2024.
Nghị định này đã có quy định xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đang thực hiện chuyển giao theo Quyết định số 41. Như vậy, Quyết định số 41 không còn được áp dụng trên thực tế.
Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch của hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi trong việc áp dụng và thi hành pháp luật, góp phần làm cho hệ thống pháp luật tinh gọn, dễ tiếp cận đối với người dân, doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM