RSS Feed for Vinacomin ký thỏa thuận nguyên tắc nhập khẩu than | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 19:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vinacomin ký thỏa thuận nguyên tắc nhập khẩu than

 - Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), ngày 10/2, tại Hà Nội, Vinacomin và Công ty Aspect Resources (Úc), Công ty cổ phần Bình Dương đã ký thoả thuận nguyên tắc về việc cung cấp than nhập khẩu.

>> Ngành Than cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mỏ mới
>> Ngành Than Việt Nam: Trước thách thức và vận hội mới
>> Vinacomin phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 3,5 triệu tấn than trong tháng 1
>> Vinacomin ký hợp đồng phối hợp kinh doanh năm 2014
>> Vinacomin quyết tâm giữ vững thị trường tiêu thụ than

Ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó TGĐ Vinacomin và ông Barry Tudor - Chủ tịch HĐQT Aspect Resources ký kết hợp đồng nguyên tắc

Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ và Bộ Công Thương giao là đầu mối trong việc tìm kiếm nguồn than nhập khẩu để cung cấp than cho các nhà máy điện chạy than theo Tổng sơ đồ phát triển điện Việt Nam, Vinacomin đã nỗ lực hợp tác và trao đổi với nhiều đối tác để tìm kiếm nguồn than nhập khẩu phù hợp cho các nhà máy điện từ Úc, Inđônêxia...

Sau một thời gian tích cực gặp gỡ, trao đổi và thống nhất, các bên đã tiến tới ký kết thoả thuận Nguyên tắc về việc cung cấp than nhập khẩu giữa Vinacomin và ASPECT, Công ty cổ phần Bình Dương để làm cơ sở cho việc xúc tiến trao đổi và đàm phán ký kết các hợp đồng cung cấp than dài hạn cho các nhà máy điện tại Việt Nam trong tương lai.

Năm 2013, Vinacomin khai thác được 42,6 triệu tấn than, trong đó, than sạch đạt 39,5 triệu tấn; than tiêu thụ đạt 39,1 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 12,1 triệu tấn và tiêu thụ trong nước 27 triệu tấn.

Năm 2014, Vinacomin phấn đấu than tiêu thụ 35 triệu tấn; than nguyên khai 37,7 triệu tấn; than sạch 34,3 triệu tấn. 

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Tình hình châu Á 2014: Dự báo bất ngờ sau bất ổn
Nếu Mỹ chọn phương án đối đầu với Iran?
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử
Bình luận của chuyên gia Nhật về Quân cảng Cam Ranh

Chính sách "ngoại giao độc tài" Trung Quốc quay về phản chủ

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động