Thông minh hóa các dây chuyền sản xuất than
09:07 | 06/08/2018
Điều chỉnh công nghệ sàng chế biến than mỏ Na Dương
Đề xuất công nghệ tuyển mới dự án sàng tuyển than Khe Thần
Theo TKV, quá trình thông minh hóa trong sản xuất - kinh doanh tại các đơn vị là những bước đi cụ thể trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng thành viên Tập đoàn, về việc tăng cường áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa trong tất cả các dây chuyền sản xuất.
Việc thông minh hóa phải được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực, cụ thể như: trong khai thác than, khoáng sản; đào lò, xây dựng mỏ; sàng tuyển, kho vận, chế biến, tiêu thụ; các dây chuyền sản xuất khoáng sản, hóa chất, điện lực; trong các lĩnh vực quản lý vật tư, máy móc, thiết bị; quản lý nhân sự, văn phòng…
TKV khẳng định, lĩnh vực nào có thể áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ theo xu thế mới phải được nghiên cứu áp dụng. Đây vừa là mục tiêu trong việc từng bước hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng cũng là việc làm cần thiết, cấp bách để khắc phục một số dây chuyền sản xuất chính như đào lò, khai thác than đã và đang có thể thiếu nhân lực thợ lò khi nhu cầu tiêu thụ than ngày càng nâng cao trong những năm tới…
Từ nhiều năm nay, TKV đã có nhiều kết quả nghiên cứu và kế hoạch hành động để nâng cao sản lượng và giảm giá thành sản xuất than, cụ thể:
Thứ nhất, đổi mới và áp dụng KHCN vào sản xuất. TKV chú trọng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, phát triển công nghệ than sạch, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn.
Từ năm 2010 và mới nhất là giai đoạn từ năm 2015 - 2020, TKV đề ra định hướng nghiên cứu khoa học tập trung vào 6 Chương trình KHCN trọng điểm sau (Quyết định số 2356/QĐ-TKV ngày 15/9/2016 của HĐTV): Cơ giới hóa và hiện đại hóa các mỏ than và khoáng sản; Thiết kế, chế tạo nội địa hóa các sản phẩm cơ khí, thiết bị điện; Phát triển công nghệ tuyển, chế biến sâu than - khoáng sản; Nghiên cứu về an toàn, môi trường, điều kiện tự nhiên, vật liệu và hóa chất; Tin học hóa, tự động hóa sản xuất; phát triển và tiết kiệm năng lượng và Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường tiềm lực KH&CN của Tập đoàn.
Đồng thời, TKV định hướng tập trung cao độ vào các chương trình cơ giới hóa, tin học hóa và tự động hóa. Cụ thể, Đảng ủy Tập đoàn đề ra Nghị quyết số 19NQ/ĐU ngày 2/3/2017 về ứng dụng cơ giới hóa, tin học hóa và tự động hóa vào sản xuất và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030; và Chương trình hành động về tập trung đẩy mạnh ứng dụng tự động hóa, tin học hóa vào sản xuất và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030.
Thứ hai, đổi mới quản trị doanh nghiệp, quản trị chi phí. TKV tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng giữ vững và củng cố các ngành nghệ sản xuất đã được khẳng định vị thế, tiến tới cổ phần hóa Công ty mẹ Tập đoàn, tiếp tục thoái vốn tại một số công ty con, công ty liên kết. Quyết liệt chỉ đạo ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa vào sản xuất và quản lý nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, đảm bảo an toàn, giảm số lao động trong dây chuyền sản xuất. Tăng cường các biện pháp quản trị kinh doanh, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đảo quản lý, điều hành, đội ngũ chuyên gia kinh tế - kỹ thuật. Triển khai nghiêm túc quy chế khoán quản chi phí.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên. Tăng cường các biện pháp quản lý để nâng cao hệ số thu hồi, giảm tổn thất than trong khai thác. Phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ tổn thất than trong khai thác bằng phương pháp hầm lò xuống khoảng 20% và dưới 20% sau năm 2020; tỷ lệ tổn thất than trong khai thác bằng phương pháp lộ thiên xuống khoảng 5% và dưới 5% sau năm 2020.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM