RSS Feed for Tái cơ cấu để phát triển bền vững ngành Than | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 09:57
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tái cơ cấu để phát triển bền vững ngành Than

 - Tại cuộc họp kiểm điểm về triển khai tái cơ cấu các đơn vị theo kế hoạch năm 2018, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV TKV, Lê Minh Chuẩn - Trưởng Ban chỉ đạo Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2017 - 2020 nhấn mạnh: các cấp ủy Đảng, nhất là người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo vấn đề này và nhất thiết phải nhận thức xuyên suốt, tư tưởng phải thông, việc thực hiện tái cơ cấu là vì sự nghiệp phát triển bền vững ngành Than - Khoáng sản Việt Nam.

Tái cơ cấu Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam
Phê duyệt đề án tái cơ cấu Than Thống Nhất - TKV
Tái cơ cấu hiệu quả ngành Than là vấn đề cấp thiết

Theo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, thực hiện Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2006/QĐ-TTg ngày 12/12/2017, TKV đã tổ chức triển khai thực hiện: Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc để triển khai Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2017 - 2020; họp Ban chỉ đạo và quyết định phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo Đề án tái cơ cấu; thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc TKV; xây dựng lộ trình triển khai tái cơ cấu cho từng năm (2018 - 2020), đồng thời phê duyệt kế hoạch triển khai tái cơ cấu năm 2018; triển khai các thủ tục để cổ phần hóa Công ty mẹ - TKV theo lộ trình trong năm 2019.

Đến nay, đã hợp nhất 2 công ty xây dựng mỏ (Hầm lò 1 và Hầm lò 2) thành Công ty Xây lắp mỏ - TKV; sáp nhập Công ty than Hồng Thái vào Công ty than Uông Bí; sáp nhập Công ty Kho vận Hòn Gai vào Công ty Tuyển than Hòn Gai; chuyển Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng về trực thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ.

TKV cũng tiến hành cổ phần hóa 2 đơn vị; sắp xếp, tổ chức lại các chi nhánh trực thuộc công ty mẹ 4 đơn vị; thoái vốn tại 6 công ty con và công ty liên kết; bán tiếp cổ phần để đạt tỷ lệ nắm giữ theo phương án cổ phần hóa tại 6 đơn vị.

Hiện nay, TKV đang tiếp tục thực hiện việc thoái vốn tại 7 công ty con, công ty liên kết; tăng tỷ lệ sở hữu đạt tỷ lệ tối thiểu 65% tại 6 công ty sản xuất than. Đồng thời thực hiện việc kiểm kê, phân loại tài sản, xử lý vướng mắc về tài chính; lập phương án xác nhận quyền sử dụng đất...

Chủ tịch HĐTV Lê Minh Chuẩn - Trưởng Ban chỉ đạo Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2017 - 2020 nhấn mạnh: tái cơ cấu là vấn đề lớn. Để tiếp tục thực hiện tốt vấn đề tái cơ cấu theo Đề án của Chính phủ phê duyệt, các đơn vị tập trung thực hiện tốt 6 vấn đề. Trong đó, trước hết các cấp ủy Đảng, nhất là người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo vấn đề này và nhất thiết phải nhận thức xuyên suốt, tư tưởng phải thông, việc thực hiện tái cơ cấu là vì sự nghiệp phát triển bền vững ngành Than - Khoáng sản Việt Nam.

Ông Lê Minh Chuẩn cũng lưu ý, để phát huy dân chủ và vai trò lãnh đạo công tác tái cấu trúc, các cấp ủy Đảng, lãnh đạo điều hành các đơn vị cũng phải thảo luận kỹ, từng đơn vị phải có nghị quyết, có chương trình hành động triển khai cụ thể và phải gắn trách nhiệm, phân công cụ thể cho từng cá nhân.

Theo Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2017-2020 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngành nghề kinh doanh chính của TKV là công nghiệp than, công nghiệp khoáng sản - luyện kim, công nghiệp điện, vật liệu nổ công nghiệp.

Mục tiêu của Đề án là: 1/ Xây dựng TKV thành Tập đoàn kinh tế mạnh có trình độ công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại và chuyên môn hóa cao; 2/ Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý; 3/ Nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh; 4/ Hoạt động hiệu quả, bền vững; 5/ Giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu than sản xuất trong nước cho các ngành kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; 6/ Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu, vừa đảm bảo lợi ích của người lao động và cộng đồng nhằm phát triển bền vững.

Kế hoạch sắp xếp các doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020 gồm:

1/ Công ty mẹ - Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam: Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ (cổ phần hóa vào năm 2019); 2/ Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải: TKV nắm giữ 75% vốn điều lệ; 3/ Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng: TKV nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên; 4/ Viện cơ khí Năng lượng và Mỏ: TKV nắm giữ 51% vốn điều lệ; 5/ Công ty TNHH MTV Nhôm Đắk Nông (hình thành từ việc chuyển đổi Công ty Nhôm Đắk Nông): Cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ tại Văn bản số 484a/VPCP-CN ngày 28/2/2017.

Theo kế hoạch sắp xếp, 16 đơn vị sẽ giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - TKV; 8 đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể, sắp xếp, tổ chức lại.

Có 5 doanh nghiệp do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ; Viện Khoa học Công nghệ mỏ; Trường cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam; Bệnh viện Than - Khoáng sản; Tạp chí Than - Khoáng sản.

TKV nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại 3 công ty cổ phần: Than Vàng Danh, Than Hà Tu, Than Mông Dương.

TKV nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ tại 8 Công ty cổ phần và nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ ở 4 công ty cổ phần. Ngoài ra, TKV thực hiện thoái toàn bộ vốn tại 16 doanh nghiệp.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động