Công nghiệp than
Tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất than
21:17 |05/11/2018
-
Vừa qua, Ban lãnh đạo điều hành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã kiểm tra điều kiện thực tế tại các đơn vị gặp khó khăn trong sản xuất và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, phấn đấu đến hết năm 2018 không để đơn vị nào gặp khó khăn trong sản xuất.
Bốn vấn đề cần giải quyết cấp bách giúp ngành Than phát triển
Trong số các đơn vị gặp nhiều khó khăn về sản xuất có các đơn vị gặp các điều kiện khác nhau như: Khu vực mỏ Khe Chàm III (thuộc Công ty Than Khe Chàm) sản lượng ra than thấp do điều kiện địa chất vỉa than có nhiều biến động, gặp các khu vực phay phá, dứt gãy, lượng nước thoát ra từ các vỉa than cao bất thường...; Công ty Cổ phần than Mông Dương, diện sản xuất xuống sâu tại mức âm 250 bị thu hẹp dần, điều kiện khai thác khó khăn; Công ty Cổ phần than Cọc Sáu là đơn vị khai thác lộ thiên nhưng cũng đã khai thác đến mức âm 240 nên gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, đặc biệt là chi phí vận tải đất đá ở độ dốc lớn, cung độ xa làm giảm hiệu suất hoạt động của máy móc thiết bị, dẫn đến giá thành tăng cao v.v...
Khu vực mỏ than Khe Chàm III thuộc Công ty than Khe Chàm gặp nhiều khó khăn trong khai thác (Ảnh Mỹ Hạnh).
Ngoài ra, một số đơn vị khai thác than hầm lò cũng ngày càng gặp nhiều khó khăn do khai thác sâu hơn, điều kiện địa chất có nhiều biến động phức tạp. Một số đơn vị khai thác lộ thiên khó khăn về diện tích bãi đổ thải đất đá...
Trước tình hình trên, lãnh đạo Tập đoàn chỉ đạo các ban tham mưu và các đơn vị khai thác phối hợp với các đơn vị tư vấn khẩn trương giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị thông qua từng giải pháp kỹ thuật công nghệ, giải pháp điều hành cụ thể ở từng đơn vị, đảm bảo kết thúc năm 2018, không để bất kỳ một đơn vị nào còn gặp khó khăn, không hoàn thành kế hoạch được giao, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất cho thực hiện kế hoạch năm 2019 và những năm tiếp theo.
Lãnh đạo Tập đoàn lưu ý, ngoài những giải pháp cần thiết tháo gỡ khó khăn cho hiện tại như: đầu tư, điều chuyển máy móc thiết bị phù hợp, điều chỉnh diện sản xuất, huy động khu vực tài nguyên mới, điều chỉnh giải pháp điều hành..., các đơn vị cần phối hợp tốt trong tư vấn, thiết kế để xây dựng kế hoạch dài hạn theo hướng hiện đại về công nghệ, tinh gọn về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực v.v...
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Một năm vượt khó thành công của Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc TKV (26/01)
- Sản xuất, kinh doanh của TKV: Dấu mốc vừa qua, tầm nhìn chặng đường mới (25/01)
- Năm 2020, TKV đã đạt kết quả ‘3 tốt’ (23/01)
- Than Hòn Gai: Tiền lương người lao động tăng 5% so với cùng kỳ (19/01)
- Than Vàng Danh phấn đấu công suất lò chợ tăng 5% so với năm 2020 (15/01)
- Than Núi Béo chuyển đổi thành công từ sản xuất lộ thiên sang hầm lò (10/01)
- Than Mạo Khê phát động thi đua sản xuất, kinh doanh (07/01)
- Tám nhiệm vụ trọng tâm của TKV trong năm 2021 (05/01)
- Than Mông Dương đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu tấn năm 2021 (31/12)
- Khánh thành công trình Nhà máy Sàng tuyển than Khe Chàm (29/12)
Các bài đã đăng:
- TKV đề nghị gia hạn và cấp phép thăm dò khai thác (05/11)
- TKV giữ than tồn kho ở mức 10% tổng sản lượng khai thác (02/11)
- Than Uông Bí đưa vào vận hành máy xúc đào lò tiết diện nhỏ (02/11)
- Kho vận Đá Bạc hoàn thành kế hoạch năm 2018 trước 2 tháng (30/10)
- Bốn vấn đề cần giải quyết cấp bách giúp ngành Than phát triển (26/10)
- TKV và EVN bàn giải pháp nguồn than cho điện (24/10)
- Than Cọc Sáu cần xây dựng tốt kế hoạch trung và dài hạn (19/10)
- TKV triển khai số hóa nhiều lĩnh vực sản xuất than (17/10)
- TKV đạt mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay (16/10)
- Chỉ tiêu mét lò neo của Than Núi Béo vượt xa so với kế hoạch (11/10)