RSS Feed for Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư dầu khí thượng nguồn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/03/2024 21:54
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư dầu khí thượng nguồn

 - Các hoạt động thăm dò dầu khí đã diễn ra từ rất sớm ở thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày 6/7/1993 Quốc hội mới thông qua Luật Dầu khí lần đầu tiên và ngày 11/11/2005, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 139/2005/NĐ-CP về việc ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí và ngày 22/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm (PSC) dầu khí thay thế cho Nghị định số 139/2005/NĐ-CP. Trong khuôn khổ chuyên đề này, tác giả sẽ đề cập tới sự khác nhau giữa hai Nghị định trên, đề xuất một số sửa đổi cần thiết để cải thiện và làm rõ hơn PSC mẫu của Việt Nam.

THS. PHẠM KIỀU QUANG; THS. PHẠM THU TRANG - VIỆN DẦU KHÍ VIỆT NAM

SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI CỦA PSC MẪU THEO NGHỊ ĐỊNH 33 VÀ 139

Về kết cấu tổng thể, PSC mẫu theo Nghị định 33 cũng có 21 chương như Nghị định 139. Tuy nhiên, các nội dung bên trong từng chương có sự thay đổi khác nhau, cụ thể chi tiết các sửa đổi lớn như sau:

 

TT

PSC mẫu 2005

PSC mẫu 2013

Chương I

Định nghĩa, Phụ lục và Phạm vi hợp đồng

Điều 1.1 gồm 1.1.75 mục định nghĩa

Điều 1.1 gồm 1.1.77 mục định nghĩa

1.1.5. "Các Nguyên tắc Kế toán Quốc tế được Chấp nhận Chung" hoặc ''GAIAP'' là các nguyên tắc kế toán được sử dụng phổ biến và được chấp nhận trong thông lệ kế toán đối với các hoạt động dầu khí trên thế giới nơi có các điều kiện hoạt động và môi trường tương tự.

1.1.5 “Chuẩn mực Kế toán Việt Nam” (VAS) là các chuẩn mực kế toán được sử dụng phổ biến và được chấp nhận rỗng rãi trong thông lệ kế toán ở Việt Nam.

1.1.6. "Các Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế" hoặc ''IAS'' là các tiêu chuẩn kế toán được sử dụng phổ biến và được chấp nhận trong thông lệ kế toán trên thế giới.

1.1.7. "Chi phí Hoạt động Dầu khí" là mọi chi tiêu do NHÀ THẦU thực hiện và gánh chịu để tiến hành Hoạt động Dầu khí theo Hợp đồng này, được xác định vì mục đích thu hồi chi phí theo các Điều 6.1.2. và 6.2.2. của Hợp đồng này và phù hợp với Thể thức Kế toán được nêu trong Phụ lục B.

1.1.7. "Chi phí Hoạt động Dầu khí" là mọi chi tiêu do NHÀ THẦU thực hiện và gánh chịu để tiến hành Hoạt động Dầu khí theo Hợp đồng này, được xác định phù hợp với thể thức kế toán được nêu trong Phụ lục B và được thu hồi phù hợp Điều 6.1.2, 6.2.2 và Điều 11.2.2

1.1.9. "Chuyên gia" là chuyên gia được chỉ định bởi Chủ tịch Viện Dầu khí tại Luân Đôn, Anh Quốc.

1.1.8. “Chuyên gia” là chuyên gia được chỉ định phù hợp với Điều 15.3.

 

1.1.10 “Chương” có nghĩa là chương của Hợp đồng này

 

1.1.11; 1.1.12; 1.1.14; 1.1.33; 1.1.36; 1.1.39; 1.1.41; 1.1.56; 1.1.69; 1.1.70; 1.1.71 Sửa câu chữ

1.1.18. "Diện tích Hợp đồng" là diện tích hợp đồng ban đầu với toạ độ được xác định và mô tả trong Phụ lục A kèm theo và sẽ được sửa đổi tuỳ từng thời điểm phù hợp với các quy định tại Chương II của Hợp đồng này.

1.1.18. "Diện tích Hợp đồng" là diện tích hợp đồng ban đầu với toạ độ được xác định và mô tả trong Phụ lục A kèm theo và sẽ được sửa đổi tuỳ từng thời điểm phù hợp với các quy định tại Điều 2.3.

1.1.20. "Diện tích Phát triển Treo" được giải thích tại Điều 6.2.8.

1.1.20. "Diện tích Phát triển Treo" được giải thích tại Điều 4.6.

 

1.1.22. “Điều” nghĩa là điều của Hợp đồng này.

1.1.26. "Giấy Chứng nhận Đầu tư" là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền theo Luật Đầu tư cấp đối với Hợp đồng này.

1.1.27. "Giấy Chứng nhận Đầu tư" là giấy chứng nhận do Bộ Công thương cấp đối với Hợp đồng này và các sử đổi, bổ sung (nếu có)

1.1.66. "Thể thức Kế toán" là tài liệu liên quan đến thể thức tài chính được xác định trong Phụ lục B.

1.1.69. “Thể thức Kế toán” là tài liệu mô tả cách thức ghi chép sổ sách và hạch toán trong quá trình triển khai Hoạt động Dầu khí vì mục đích của Hợp đồng này và phù hợp với VAS, được xác định trong Phụ lục B

 

1.1.44 “Khí than” là hydrocacbon, thành phần chính là methane ở thể khí hoặc lỏng, được chứa trong các vỉa than hoặc trong các vỉa chứa lân cận.

 

1.1.49 “Luật đầu tư” là Luật Đầu tư do Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2006 và các bổ sung, sửa đổi sau đó; các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và các sửa đổi, bổ sung sau đó.

 

1.1.64. "Tài khoản Chung" có nghĩa như được quy định trong Phụ lục về Thể thức Kế toán do các bên ký kết Hợp đồng thoả thuận.

1.1.64 “Quy chế khai thác dầu khí” là Quy chế khai thác dầu khí được ban hành kèm theo Quyết định số 84/2010/QĐ-TTg ngày 15/12/2010 của TTCP và các sửa đổi bổ sung.

 

Điều 1.2 Phụ lục

Điều 1.2 Nguyên tắc cơ bản của hợp đồng (Chuyển Điều 1.3 hợp đồng PSC cũ thành Điều 1.2, tách riêng phần Phụ lục)

 

Điều 1.3 Phạm vi hợp đồng

Điều 1.3 Quyền lợi tham gia của các Bên Nhà thầu vào Ngày Hiệu lực

Chương II

Thời hạn, Cam kết công việc tối thiểu và hoàn trả diện tích hợp đồng

Điều 2.1 Thời hạn gồm 2.1.6 khoản

Điều 2.1 Thời hạn gồm 2.1.8 khoản

 

2.1.1; 2.1.2; 2.1.3; 2.1.4; 2.1.6 Sửa đổi câu chữ

 

2.1.7 Trong trường hợp Bất Khả kháng hoặc trong trường hợp đặc biệt khác, các Bên có thể thỏa thuận phương thức tạm dừng việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng và phụ thuộc vào phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ

 

2.1.8 Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, TTCP sẽ xem xét quyết định việc gia hạn thêm giai đoạn tìm kiếm thăm dò Hợp đồng. Chậm nhất 90 ngày trước ngày kết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dò hoặc chậm nhất 01 năm trước ngày kết thúc hợp đồng, Nhà Thầu gửi PVN để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, báo cáo TTCP xem xét, quyết định.

Điều 2.2 Cam kết công việc tối thiểu gồm 2.2.4 khoản

Điều 2.2 Cam kết công việc và tài chính tối thiểu gồm 2.2.5 khoản

 

2.2.2; 2.2.3; 2.2.4 Sửa đổi câu chữ

 

2.2.5 Để tránh hiểu nhầm, các chương trình công việc bổ sung trong thời gian gia hạn Giai đoạn Tìm kiếm Thăm dò được quy định tại Điều 2.1.5 hoặc trong thời gian được phép giữ lại một phần của Diện tích hợp đồng được quy định tại Điều 2.3.4(a)(ii) hoặc trong thời giam tạm dừng nghĩa vụ hoàn trả diện tích, sẽ được xem là cam kết công việc tối thiểu cho thời gian gia hạn, giữ lại hoặc tạm dừng liên quan. Trong trường hợp NT không hoàn thành khối lượng công việc đã cam kết tương ứng với khoảng thời gian gia hạn, giữ lại hoặc tạm dừng được phép nói trên, Điều 2.2.3 sẽ được áp dụng với những sửa đổi thích hợp.

Điều 2.3 Hoàn trả diện tích gồm 2.3.5 khoản

Điều 2.3 Hoàn trả diện tích, chỉ sửa lại câu chữ

Chương III

Ủy Ban Quản lý

UBQL gồm 3.9 Điều

Bổ sung Điều 3.1

 

3.2; 3.3; 3.4; 3.5; 3.6; 3.7; 3.8; 3.9 Sửa đổi câu chữ

Chương IV

Chương trình Công tác & Ngân sách

Chương trình CT&NS gồm 4.7 điều

Chương trình CT&NS gồm 4.10 điều

 

4.1; 4.2; 4.3; 4.4; 4.5 Sửa đổi bổ xung.

 

Sửa đổi bổ sung Điều 4.6 thành Điều 4.7

 

Sửa đổi bổ sung Điều 4.7 thành Điều 4.10 Ngoài ra thêm 03 điều khoản mới là Điều 4.6; 4.8 và 4.9

 

Điều 4.6. Trường hợp NHÀ THẦU xác định có một khối lượng Khí Thiên nhiên đáng kể trong Diện tích Hợp đồng, NHÀ THẦU phải thông báo ngay cho PETROVIETNAM biết về Phát hiện đó và phải tiến hành thẩm lượng theo quy định tại Điều 4.2, đánh giá tính thương mại của Phát hiện. NHÀ THẦU sẽ thông báo cho PETROVIETNAM về kết quả của việc đánh giá nói trên. Nếu kết quả đánh giá cho thấy, theo quan điểm riêng của NHÀ THẦU:

a) Khối lượng Khí Thiên nhiên đã phát hiện là có khả năng phát triển thương mại. NHÀ THẦU phải cam kết sớm đưa Phát hiện Thương mại đó vào khai thác. Các Bên sẽ cố gắng tối đa để tìm kiếm thị trường khí và NHÀ THẦU sẽ ký với PETROVIETNAM (hoặc bên thứ ba như Các Bên có thể thỏa thuận) một Thỏa thuận Mua Bán Khí mang tính ràng buộc dựa trên thời hạn và khối lượng tối thiểu được Các Bên thỏa thuận. NHÀ THẦU phải tiến hành phát triển Phát hiện đó phù hợp với quy định của Điều 4.3 và Điều 4 4 để đáp ứng yêu cầu của Thỏa Thuận Mua Bán Khí; hoặc

b) Phát hiện Khí Thiên nhiên không có khả năng thương mại vào thời điểm NHÀ THẦU tìm thấy nhưng theo kết quả nghiên cứu thì Phát hiện đó có thể trở nên có khả năng thương mại vì các lý do cụ thể như: Có thêm trữ lượng; thị trường Khí Thiên nhiên hoặc Khí Than có khả năng được cải thiện hoặc do các kỹ thuật phát triển và khai thác Dầu khí hoặc nhờ công nghệ sử dụng khí mới hoặc chia sẻ chi phí phát triển và khai thác bằng việc phát triển chung hoặc bằng biện pháp khác, phần Diện tích Hợp đồng bao phủ Phát hiện đó sẽ được coi là Diện tích Phát triển Treo vì mục đích của Hợp đồng này. Phù hợp với quy định của Luật Dầu khí, NHÀ THẦU có thể được giữ lại các Diện tích Phát triển Treo nói trên với khối lượng công việc bổ sung để xác minh tiềm năng của Phát hiện như có thể được yêu cầu tùy thuộc vào sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 4.8 Đối với CTCT&NS sửa đổi, bổ sung quy trình phê duyệt sẽ được áp dụng tương tự như quy định tại Điều 4.7 với những điều chỉnh phù hợp.

 

Điều 4.9 Nếu Nhà Thầu muốn tiến hành khai thác sớm thì phải trình PVN xem xét để trình BCT phê duyệt chương trình Kế hoạch khai thác sớm theo quy định của Luật Dầu khí.

   

Chương V

Quyền và nghĩa vụ chung của các bên

 

5.1.1 Sửa đổi câu chữ

 

5.1.2 Sửa đổi, bổ sung thêm các quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu

 

5.2.1; 5.2.2 Sửa đổi câu chữ

Chương VI

Phân bổ dầu khí

Gồm 6.2.8 Điều

Gồm 6.2.4 Điều

 

Điều 6.1.1 Quy định rõ tỷ lệ dầu thuế tài nguyên

Điều 6.1.1 không quy định rõ, chỉ nêu thực hiện theo quy định của pháp luật

 

Điều 6.2.1 Quy định rõ tỷ lệ khí thuế tài nguyên

Điều 6.2.1 không quy định rõ, chỉ nêu thực hiện theo quy định của pháp luật. Sửa đổi bổ sung.

   

6.1.2; 6.1.3; 6.1.4; 6.2.2; 6.2.3; 6.2.4 Sửa đổi câu chữ

 

6.2.5. Khi một Phát hiện Thương mại Khí Thiên nhiên được tìm thấy trong Diện tích Hợp đồng, NHÀ THẦU phải cam kết phát triển sớm Phát hiện Thương mại đó nếu có thị trường tiêu thụ theo các điều kiện mà theo quan điểm riêng của NHÀ THẦU có thể chấp nhận được.

Sửa đổi đưa vào Điều 4.6

 

6.2.6. NHÀ THẦU được sử dụng Khí Thiên nhiên, không phải nộp Thuế Tài nguyên, để tiến hành Hoạt động Dầu khí phù hợp với Thông lệ Công nghiệp Dầu khí Quốc tế được Chấp nhận Chung, bao gồm nhưng không giới hạn ở:

(a) Sử dụng trong các phương tiện khai thác, xử lý và các công trình phụ trợ;

(b) Tạo điều kiện hoặc nâng cao sản lượng Dầu Thô;

(c) Duy trì áp suất bằng các công nghệ thu hồi thứ cấp hoặc tam cấp;

(d) Xử lý để chiết tách Dầu Thô;

(e) Bơm lại xuống vỉa;

(f) Sử dụng Khí Thiên nhiên nhằm bảo trì giếng hoặc thẩm lượng hoặc đảm bảo khai thác Dầu Thô; hoặc

(g) Để đốt trong trường hợp không có giải pháp kinh tế khác hoặc trong trường hợp khẩn cấp, phụ thuộc vào sự phê duyệt của Cơ quan Quản lý Nhà nước về Dầu khí.

Sửa đổi, bổ sung đưa vào Điều 6.2.1

 

6.2.7. Trường hợp NHÀ THẦU xác định có một khối lượng Khí Thiên nhiên đáng kể trong Diện tích Hợp đồng, NHÀ THẦU phải thông báo ngay cho PETROVIETNAM biết về Phát hiện đó và phải tiến hành việc đánh giá tính thương mại của Phát hiện đó. NHÀ THẦU sẽ thông báo cho PETROVIETNAM về kết quả của việc đánh giá nói trên. Nếu kết quả đánh giá cho thấy, theo quan điểm riêng của NHÀ THẦU, khối lượng Khí Thiên nhiên đã phát hiện về nguyên tắc là có khả năng phát triển thương mại thì Các Bên sẽ cố gắng tối đa để tìm kiếm thị trường khí và NHÀ THẦU sẽ ký kết với PETROVIETNAM (hoặc bên thứ ba như Các Bên có thể thoả thuận) một Thỏa thuận Bao tiêu Khí mang tính ràng buộc để mua khí dựa trên thời hạn và khối lượng tối thiểu được Các Bên thỏa thuận. NHÀ THẦU phải tiến hành thẩm lượng và phát triển Phát hiện đó để đáp ứng yêu cầu của Thỏa thuận Bao tiêu Khí.

Sửa đổi đưa vào Điều 4.6

 

6.2.8. Nếu NHÀ THẦU cho rằng một Phát hiện Khí không Đồng hành là không thương mại nên không bảo đảm thẩm lượng vào thời điểm NHÀ THẦU tìm thấy Phát hiện đó, nhưng theo kết quả nghiên cứu thì Phát hiện đó có thể trở nên có khả năng thương mại vì những lý do cụ thể như có thể có thêm doanh thu hoặc thị trường Khí Thiên nhiên có khả năng được cải thiện hoặc do các kỹ thuật phát triển và khai thác Dầu khí hoặc nhờ công nghệ sử dụng khí mới thì phần Diện tích Hợp đồng bao phủ Phát hiện đó sẽ được coi là Diện tích Phát triển Treo vì mục đích của Hợp đồng này. Trong trường hợp này, NHÀ THẦU có thể được giữ lại các diện tích trên tuỳ thuộc vào sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

 

Chương VII

Thuế, phí và lệ phí

Gồm 7.7 Điều

Gồm 7.10 Điều

   

Điều 7.1; 7.3; 7.4; 7.5; 7.6; 7.9; 7.10 Sửa đổi câu chữ và chuyển đổi thứ tự các Điều khoản. Bổ sung Điều 7.4

   

Điều 7.2. Mỗi Bên Nhà thầu chịu trách nhiệm thanh toán đối với thuế tài nguyên của mình phù hợp với quy định tại các Điều 6.1.1 và Điều 6.2.1.

   

Điều 7.7. Mỗi Bên Nhà thầu sẽ trả khoản thuế/phí bảo vệ môi trường khi khai thác Dầu Thô, Khí Thiên nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

   

Điều 7.8. Mỗi Bên Nhà thầu có trách nhiệm nộp phụ thu đối với phần dầu lãi được chia khi giá dầu thô biến động tăng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam có hiệu lực tại thời điểm phát sinh;

Chương VIII

Định giá trị, Đo lường và xử lý dầu khí

Gồm 8.4 Điều

Gồm có 8.5 Điều

Điều 8.1 gồm 8.1.6 Điều.

Điều 8.1 gồm 8.1.5 Điều

8.1.5. Khí Thiên nhiên được bán theo giá thoả thuận phù hợp với các nguyên tắc khai thác được áp dụng cho bán Khí Thiên nhiên hiện hành trên thị trường thế giới vào thời điểm tính giá, có tính đến địa điểm thị trường, chất lượng, khối lượng khí và các yếu tố liên quan khác.

Điều này được quy định ở Điều 8.2. Định giá trị Khí thiên nhiên và Khí đồng hành (8.2.1 và 8.2.2)

 

8.3; 8.4; 8.5 Sửa chữa câu chữ

Chương IX

Hoa hồng và phí tài liệu

Gồm 9.3 Điều

Gồm 9.6 Điều

Phí tài liệu được coi là chi phi thu hồi

Không được thu hồi và không được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp

Các loại hoa hồng được khấu trừ thuế

 

Bổ sung điều khoản về hoa hồng chữ ký, hoa hồng phát hiện thương mại và hoa hồng theo thang sản lượng

Chương X

Đào tạo

Không được coi là chi phí thu hồi nhưng được khấu trừ thuế TNDN

Không được thu hồi và không được khấu trừ thuế TNDN

   

10.1.1; 10.1.4 Sửa đổi câu chữ

 

10.1.2. Việc chi tiêu những khoản tiền trên đây được thực hiện phù hợp với các chương trình đào tạo chi tiết hàng năm do Các Bên thoả thuận. Tuy nhiên, NHÀ THẦU, sau khi tham khảo ý kiến của PETROVIETNAM sẽ đề xuất chương trình đào tạo đầu tiên trong vòng sáu (6) tháng kể từ Ngày Hiệu lực.

Bỏ 10.1.2 thay bằng 10.1.3. NHÀ THẦU cam kết trả PETROVIETNAM một khoản tiền tương ứng với […….] phần trăm (%) Chi phí Hoạt động Dầu khí hàng năm kể từ thời điểm khai thác dòng dầu/khí đầu tiên hoặc một khoản tiền là [...] Đô la Mỹ (......USD) cho mỗi Năm Hợp đồng cho quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dầu khí. [Theo kết quả đấu thầu về các điều kiện kinh tế - kỹ thuật - thương mại cơ bản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt]

 

10.1.3

10.1.2 Sửa đổi câu chữ

   

10.2.1 Sửa đổi và bổ sung. 10.2.2 Sửa đổi câu chữ

Chương XI

Kế toán và Kiểm toán

 

Có sửa đổi bổ sung một số Điều

Chương XII

Tham gia của PetroVietnam và Chuyển nhượng

 

12.1 Sửa đổi bổ sung. Thêm điều 12.2.3 và 12.2.4

 

12.2.3. Phù hợp với quy định tại Điều 12.2.1 và Điều 12.2.2, Bên nhận chuyển nhượng tiềm năng phải:

a) Có đủ năng lực kỹ thuật và tài chính để thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này;

b) Chấp nhận và tuân thủ đối với Quyền lợi Tham gia được chuyển nhượng mọi điều kiện và điều khoản của Hợp đồng này; và

c) Theo yêu cầu và phụ thuộc vào sự chấp thuận của PETROVIETNAM, cung cấp cho PETROVIETNAM bảo lãnh của công ty mẹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng tương ứng với Quyền lợi Tham gia của bên nhận chuyển nhượng.

 

12.2.4. Vì mục đích của Điều 12.2, việc thay đổi quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát của một Bên Nhà thầu (trừ trường hợp tái cơ cấu, dàn xếp tài chính nội bộ của Bên Nhà thầu đó hoặc hợp nhất của công ty mẹ của Bên Nhà thầu đó) sẽ được coi là chuyển nhượng theo Hợp đồng này.

Chương XIII

 

Chỉ sửa đổi câu chữ

Chương XIV

 

Sửa đổi và bổ sung

Chương XV

 

Chỉ sửa đổi câu chữ

Chương XVI

 

Bổ sung làm rõ Điều 16.1 và 16.2

Chương XVII

Tiêu thụ trong nước

 

17.1 Sửa đổi câu chữ, bổ sung

17.2. Phần Dầu Thô mà NHÀ THẦU cung cấp theo Điều 17.1. được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa số Dầu Thô thuộc sở hữu của NHÀ THẦU và tổng số Dầu Thô thuộc sở hữu của tất cả các nhà thầu có khai thác Dầu Thô tại Việt Nam.

Việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) nêu trên sẽ được thực hiện trên cơ sở hàng Quý.

Điều 17.3. Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, NHÀ THẦU có nghĩa vụ bán phần Khí Thiên nhiên thuộc sở hữu của mình tại thị trường Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận tại các dự án phát triển, khai thác

17.3

17.2 Sửa đổi câu chữ

Chương XVIII

Ổn định và hợp nhất

 

18.1.2 Sửa đổi câu chữ, bổ sung tham chiếu cụ thể tại Điều 7.2, Điều 7.3 và Điều 7.4

 

18.2 bao gồm 2 Điều

18.2 bao gồm 3 Điều

   

18.2.1 Sửa đổi câu chữ

 

18.2.2

18.2.3 Sửa đổi bổ sung

   

18.2.2. Nếu bất kỳ một tích tụ Dầu khí nào đã được chứng minh vượt quá Diện tích Hợp đồng, lấn sang diện tích hợp đồng lân cận do một quốc gia khác quản lý, NHÀ THẦU và các nhà thầu có liên quan trong các diện tích lân cận đó phải đàm phán để đạt được thỏa thuận phát triển hợp nhất để cùng thẩm lượng, phát triển, khai thác tích tụ Dầu khí đó theo cách thức được chấp nhận chung trong ngành Công nghiệp Dầu khí, theo đó các chi phí và doanh thu phát sinh sẽ được chia theo tỷ lệ công bằng. Thỏa thuận phát triển hợp nhất như vậy phải được Chính phủ Việt Nam và quốc gia liên quan phê duyệt. Phần diện tích hợp nhất được điều chỉnh bởi Hợp đồng tương ứng và thỏa thuận hợp nhất.

Chương XIX

Bất khả kháng

 

Không có sự thay đổi

Chương XX

Những quy định khác

 

20.1 Sửa đổi bổ sung

 

20.2; 20.3 Sửa đổi câu chữ

20.4 Người điều hành (Dựa theo đàm phán)

20.4 Quy định cụ thể về Người điều hành trong 4 Điều khoản

 

20.6 Sửa đổi câu chữ

Chương XXI

Điều khoản thi hành

21.4 Mâu thuẫn

Trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy định của Hợp đồng và các Phụ lục thì các quy định của Hợp đồng này sẽ thắng thế

Điều 21.4. Mâu thuẫn

Trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy định của Hợp đồng và các Phụ lục thì các quy định của Hợp đồng này được ưu tiên áp dụng

   

Điều 21.9. Người Điều hành được phép sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong các văn bản giao dịch và trong ghi chép sổ sách kế toán, nhưng sẽ được dịch ra tiếng Việt đối với yêu cầu cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam.

ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỚI PSC MẪU BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH 33 CỦA CHÍNH PHỦ

Việc phát triển khai thác mỏ khí đòi phải có thị trường và liên quan tới các hoạt động thu gom, vận chuyển xử lý khí. Trong trường hợp Nhà thầu đầu tư xây dựng hệ thống thu gom vận chuyển khí trên đất liền, kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng quy định của PSC cho các hoạt động này và sửa đổi bổ sung vào Điều 4.6 của Nghị định 33/2013/NĐ-CP.

Theo Điều 7.10. PSC mẫu ban hành theo Nghị định 33/2013/NĐ-CP, "Nếu pháp Nếu pháp luật thuế Việt Nam quy định những mức thuế suất hoặc có chế độ ưu đãi hơn cho công nghiệp dầu khí, NHÀ THẦU sẽ, với sự hỗ trợ của PETROVIETNAM và phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được áp dụng những mức thuế suất hoặc chế độ ưu đãi đó", tác giả mạnh dạn đề nghị sửa đổi như sau để Nhà thầu có thể áp dụng ngay các ưu đãi đó: "Nếu pháp luật thuế Việt Nam quy định những mức thuế suất, hoặc có chế độ ưu đãi hơn cho công nghiệp dầu khí,  NHÀ THẦU sẽ được quyền áp dụng các mức thuế, hoặc chế độ ưu đãi đó phù hợp với pháp luật mới về thuế kể từ ngày quy định đó có hiệu lực, và không phải yêu cầu bất kỳ chấp thuận, hoặc phê duyệt nào của cơ quan nhà nước".

Điều 7.4 PSC mẫu ban hành theo Nghị định 33/2013/NĐ-CP quy định rõ thuế xuất khấu không được thu hồi, nhưng được khấu trừ vì mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều 7.7. và Điều 7.8 quy định về các khoản thuế/phí bảo vệ môi trường và thuế phụ thu đối với phần dầu lãi được chia của nhà thầu khi giá dầu thô biến động tăng nhanh. Tuy nhiên, trong PSC mẫu lại không có quy định các loại thuế này được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Kiến nghị quy định rõ các loại thuế/phí bảo vệ môi trường và phụ thu đối với dầu mà NHÀ THẦU phải trả được khấu trừ Thuế thu nhập Doanh nghiệp.

Theo Điều 7.5. PSC mẫu ban hành theo Nghị định 33/2013/NĐ-CP, "Mỗi Bên Nhà thầu nộp thuế thu nhập đối với thu nhập phát sinh do chuyển nhượng theo quy định của Điều 12.2 và các loại phí có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành". Tuy nhiên, Điều 12.2 không quy định rõ thuế thu nhập đối với thu nhập phát sinh do chuyển nhượng. Hiện tại, theo thông tư số 36/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 quy định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ thu nhập chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Kiến nghị quy định rõ Nhà thầu nộp thuế thu nhập đối với thu nhập phát sinh do chuyển nhượng theo thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí (trừ trường hợp hợp đồng dầu khí có thỏa thuận khác).

Điều 14.3. trong Nghị định 33/2013/NĐ-CP mới chỉ đề cập tới việc thu dọn mỏ chung cho các Lô hợp đồng dầu khí có mỏ đi vào khai thác. Đối với các mỏ đã khai thác nhưng Nhà thầu trả lại do việc khai thác không còn hiệu quả kinh tế (Mỏ Sông Đốc thuộc Lô 46/02 nay Nhà thầu đã hoàn trả và ký lại hợp đồng thuộc Lô 46/13). Để tận khai thác các mỏ như vậy, Chính phủ cần phải có cơ chế riêng để khuyến khích Nhà thầu dầu khí. Liên quan đến việc sửa đổi Nghị định 33, tác giả nhận thấy Chính phủ có thể để Nhà thầu được tiếp nhận toàn bộ quỹ thu dọn mỏ từ dự án trước. Trong trường hợp dự án tận thu khai thác dầu khí hoạt động kém hiệu quả, PVN có thể xem xét lấy một phần dầu lãi nhận được từ hợp đồng dầu khí này để chia sẻ một phần, hoặc toàn bộ nghĩa vụ thu dọn mỏ. Điều này làm giảm bớt chi phí của Nhà thầu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế mỏ, tận thu dầu khí khai thác cho Việt Nam và thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam đối với việc tận khai thác dầu khí của các Nhà thầu dầu khí.

Quy định về điều khoản ổn định trong Nghị định 33/2013/NĐ-CP về cơ bản "thắt chặt" hơn quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi Nghị định được ban hành và áp dụng, đã có một số phản ứng không tích cực từ các nhà thầu, đặc biệt đối với quy định về điều khoản ổn định quy định tại Điều 18 Nghị định 33. So với Hợp đồng mẫu được ban hành theo Nghị định 139/2005/NĐ-CP thì điều khoản ổn định quy định tại Nghị định 33 có phạm vi hẹp hơn. Nếu ở Điều 18 Hợp đồng mẫu ban hành kèm theo Nghị định 139, điều khoản ổn định được viện dẫn khi có sự thay đổi pháp luật làm "ảnh hưởng bất lợi tới quyền lợi kinh tế của NHÀ THẦU" thì ở Nghị định 33 chỉ giới hạn điều khoản ổn định khi sự thay đổi của pháp luật làm ảnh hưởng tới quyền lợi về thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất khẩu, còn các sắc thuế khác phải áp dụng theo quy định hiện hành.

Về khía cạnh pháp luật, điều khoản ổn định là một điều khoản quan trọng để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp trong quá trình thực hiện dự án có sự thay đổi pháp luật dẫn đến ảnh hưởng quyền, lợi ích kinh tế của nhà đầu tư so với thời điểm bắt đầu tiến hành đầu tư.

Đây là một điều khoản đã được quy định xuyên suốt trong quá trình xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam.

Điều 21 Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1996 quy định: "Trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp giấy phép, thì Nhà nước có biện pháp giải quyết thoả đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư".

Sau đó, luật sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2000 bổ sung Điều 21a như sau:

"1. Trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tiếp tục được hưởng các ưu đãi đã được quy định trong Giấy phép đầu tư và Luật này, hoặc được Nhà nước giải quyết thoả đáng theo các biện pháp sau đây:

a) Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án.

b) Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

c) Thiệt hại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

d) Được xem xét bồi thường thoả đáng trong một số trường hợp cần thiết.

2. Các quy định mới ưu đãi hơn được ban hành sau khi được cấp Giấy phép đầu tư sẽ được áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh."

Luật Đầu tư năm 2005 vẫn kế thừa các quy định từ Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cụ thể, Điều 11 quy định:

"2. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây:

a) Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi.

b) Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế.

c) Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án.

d) Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết."

Như vậy, trong suốt quá tŕnh xây dựng và sửa đổi hệ thống Luật đầu tư từ năm 1996 đến 2005, nguyên tắc "bảo đảm quyền lợi kinh tế" hay "lợi ích của nhà đầu tư" được tôn trọng và duy trì. Mặc dù khái niệm "quyền lợi kinh tế", hay "lợi ích của doanh nghiệp", hay "lợi ích pháp luật" chưa được hướng dẫn chi tiết tại văn bản nào, tuy nhiên khái niệm này có thể được hiểu là toàn bộ các lợi ích về thuế và các lợi ích khác mà nhà đầu tư được hưởng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Để cụ thể hóa các quy định về bảo đảm đầu tư, Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định cụ thể về điều khoản này như sau:

"Điều 13. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật.

1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.

4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế. 

b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư.

c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại."

Như vậy, đối chiếu với các quy định trong Luật Đầu tư có thể thấy rằng, điều khoản ổn định quy định tại Điều 18 Hợp đồng mẫu ban hành kèm theo Nghị định 33 đang có phạm vi hẹp hơn so với quy định của Luật đầu tư. Cụ thể là chỉ ổn định quyền lợi của nhà đầu tư liên quan đến 3 sắc thuế là thuế tài nguyên, thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất khẩu. Điều này là một rào cản rất lớn trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí.

Thực tế triển khai hoạt động dầu khí từ khi ban hành Nghị định 33 đến nay cũng cho thấy, nhà thầu rất khó chấp nhận quy định về ổn định tại hợp đồng mẫu mới và rất khó khăn cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc thuyết phục nhà thầu tuân thủ quy định này. Về lâu dài, quy định như vậy là một rào cản rất lớn cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí. Do vậy, cần kiến nghị áp dụng điều khoản ổn định một cách linh hoạt trên cơ sở bảo đảm ưu đãi đầu tư cho nhà thầu khi có sự thay đổi về pháp luật phù hợp với quy định của Điều 13 Luật Đầu tư năm 2014.

Kết luận

Việc ban hành PSC mẫu là một bước tiến của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý thượng nguồn. Tuy nhiên, để có thể tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, chúng tôi kiến nghị Chính phủ cân nhắc xem xét các sửa đổi nói trên để có thể tăng lòng tin và làm an lòng các nhà thầu dầu khí đang và sẽ tiếp tục đầu tư vào việc tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam.

Lưu ý: Mọi trích dẫn và sử dụng bài viết này cần được sự đồng ý của tác giả thông qua Tạp chí Năng lượng Việt Nam bằng văn bản.

Tài liệu tham khảo

1/ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngày 12 tháng 11 năm 1996.

2/ Luật số 18/2000/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000.

3/ Luật số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Luật Đầu tư.

4/ Luật số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014. Luật Đầu tư.

5/ Nghị định số 139/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 Ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí.

6/ Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ngay 22 tháng 4 năm 2013 Ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí.

7/ Thông tư số 36/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 2 năm 2016 Hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí.

8/ Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hoạt động dầu khí tại Việt Nam, PVN 2015.

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động