RSS Feed for Sẽ hoàn tất nâng tụ bù ĐD 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh lên 2000A năm 2014 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 21:53
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sẽ hoàn tất nâng tụ bù ĐD 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh lên 2000A năm 2014

 - Trao đổi với phóng viên Tòa soạn NangluongVietnam nhân sự kiện nâng dung lượng tụ bù dọc đường dây 500 kV Nho Quan - Hà Tĩnh lên 1500A, ông Trần Quốc Lẫm - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết: Hiện nay, EVNNPT đã tổ chức nâng cấp thành công giàn tụ bù 1500A lên 2000A đoạn Hà Tĩnh - Đà Nẵng và Đà Nẵng - Pleiku. Dự kiến, cuối năm 2014, EVNNPT sẽ hoàn tất việc nâng dung lượng tụ bù dọc đường dây 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh lên 2000A đảm bảo khả năng truyền tải điện từ Bắc vào Nam.

>> Đóng điện công trình tụ bù dọc ĐD 500 kV Nho Quan - Hà Tĩnh
>> Tiền đề để EVNNPT làm chủ công nghệ mới

PV: Ông có thể cho biết tại sao EVNNPT quyết định nâng công suất bộ tụ bù tại trạm biến áp 500kV Ninh Bình vào thời điểm này?

Ông Trần Quốc Lẫm: Do tình hình một số nguồn điện trong Tổng sơ đồ điện VII thực hiện chậm trễ hơn so với kế hoạch. Để đảm bảo nâng cao độ tin cậy của truyền tải điện Bắc - Nam, trong năm 2012-2013, EVNNPT đã  chỉ đạo các Công ty truyền tải điện 2,3 và 4 tổ chức nâng cấp thành công giàn tụ bù 1500A lên 2000 A đoạn từ Hà Tĩnh đi Đà Nẵng, từ Đà Nẵng đi Pleiku.

Trong năm 2013, EVNNPT đã hoàn thành việc nâng cấp tụ bù từ Hà Tĩnh đi Phú Lâm và để đảm bảo cung cấp truyền tải điện từ khu vực miền Bắc vào miền Nam và đoạn đường dây 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh, chúng tôi đang gấp rút triển khai nâng cấp giàn tụ bù của đoạn Nho Quan - Hà Tĩnh, nhưng để đảm bảo công suất truyền tải điện trong cuối năm 2013 và sang đầu năm 2014.

Trước mắt chúng tôi đã có giải pháp là thay thế giàn tụ 1500A được tháo từ trạm Tân Định và trạm 500kV Di Linh để lắp đặt tại trạm Nho Quan. Sau một thời ngắn gấp rút thi công, ngày 15/11 vừa qua, chúng tôi đã đóng điện thành công bộ tụ bù 1500 A Nho Quan đi Hà Tĩnh. Dự kiến giữa tháng 12 năm nay chúng tôi sẽ hoàn thành việc nâng cấp toàn bộ tụ bù 1500A gồm 3 giàn để đảm bảo nâng cao khả năng truyền tải điện cho miền Nam trong đầu mùa khô 2014. Tiếp đó, chúng tôi tiếp tục triển khai dự án nâng cấp tự bù dọc đường dây 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh lên 2000A trong năm 2014.

PV: Ông có thể cho biết cụ thể hơn về thời gian hoàn tất việc nâng cấp dung lượng tụ bù lên 2000A?

Ông Trần Quốc Lẫm: Liên quan đến tính toán và trào lưu công suất thì cuối năm nay và đầu năm 2014, nếu không có giải pháp để nâng cao khả năng truyền tải đoạn 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh thì sẽ bị hạn chế việc truyền tải từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam. Do đó, giải pháp trước mắt là nâng cấp giàn tụ bù, sau đó đến quý I/2014, EVNNPT sẽ triển khai nâng cấp lên 2000 A cho đồng bộ của 2 mạch trong hệ thống điện Việt Nam. Dự kiến cuối năm 2014 sẽ hoàn toàn nâng cấp giàn tụ bù 2000A từ Nho Quan đi vào Hà Tĩnh và một giàn tụ bù nằm tại trạm 500kV tại Vũng Áng.

Trạm biến áp 500 kV Nho Quan

PV: Việc thi công nâng công suất tụ bù tại trạm biến áp 500kV Nho Quan đều do các kỹ sư của EVNNPT thực hiện, đây cũng là lần đầu tiên EVNNPT không thuê chuyên gia nước ngoài sang thực hiện cài đặt thông số điều khiển, bảo vệ nội bộ các tụ bù và thí nghiệm hiệu chỉnh. Ông có thể nói rõ hơn về sự chủ động này?

Ông Trần Quốc Lẫm: Liên quan đến dự án nâng cấp điện, EVNNPT đã giao cho Công ty truyền tải điện 1 là đơn vị vận hành lưới điện 220kV và đường dây 500kV khu vực phía Bắc sẽ quản lý và thi công. Đây là dự án đầu tiên của Việt Nam, và ở đây chúng tôi xin biểu dương sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên Công ty truyền tải điện 1 đã tự mình nghiên cứu, tính toán cũng như hiệu chỉnh cân đối để làm sao bảo vệ nội bộ các tụ bù và thí nghiệm hiệu chỉnh mà không phải thuê chuyên gia nước ngoài. Đây là tiền để để chúng tôi nắm bắt và dần làm chủ công nghệ mới nhất trong phần hiệu chỉnh và bảo vệ các dự án lưới điện 500kV.

PV: Ông có thể đánh giá khái quát về hiệu quả kỹ thuật cũng như lợi ích kinh tế mà công trình đưa lại?

Ông Trần Quốc Lẫm: Quả thật đây là lần đầu tiên các cán bộ kỹ thuật của Việt Nam trực tiếp thực hiện công trình từ việc tháo dỡ, lắp đặt, đến cài đặt thông số bảo vệ nội bộ các tụ bù, thí nghiệm hiệu chỉnh và vận hành sau này. Do đó, hiệu quả kỹ thuật và lợi ích kinh tế là điều mà chúng ta đã nhìn thấy rõ.

Về mặt kỹ thuật, để nâng cao khả năng truyền tải Bắc - Nam, trước đây chúng ta chỉ có tụ bù công suất 1000A, hiện nay nâng lên 2000A để đảm bảo truyền tải của hai mạch đường dây 500kV Bắc - Nam. Tới đây, EVNNPT phải làm chủ công nghệ trong hệ thống điều khiển bảo vệ đường dây 500kV. Có thể nói hoàn thành công trình này, Công ty truyền tải điện 1 đã đi đầu so với 3 công ty truyền tải còn lại. Mong muốn của chúng tôi sau này là phải làm thế nào để các công ty truyền tải thành viên phải nắm bắt, làm chủ được toàn bộ công nghệ điều khiển. Như trước đây, tất cả các khâu bảo vệ đều phải thuê chuyên gia, với dự án này, do tiến độ cấp bách, EVNNPT đã chỉ đạo Công ty truyền tải điện 1 tìm tòi, học hỏi để đưa công trình vào toàn bộ hệ thống điều khiển và bước đầu chúng tôi cũng đã thành công.

Về lợi ích kinh tế, như dự kiến ban đầu, nếu tiến độ không gấp rút, chúng tôi sẽ thuê chuyên gia của Siemens và ABB sang để điều khiển bảo vệ tích hợp bộ tụ bù. Nhưng khi các chuyên gia trong nước đảm nhiệm luôn công đoạn này thì theo tính toán sơ bộ chúng tôi đã tiết kiệm cho ngành điện khoảng 10 tỷ đồng.

PV: Xin cảm ơn ông!

NGUYỄN TÂM (thực hiện)

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ông Vũ Đức Đam và đường đến "Sao Mai chính trường"
Quốc tế bình luận về chuyến thăm Việt Nam của ông Putin
Trật tự quân sự châu Á-TBD và chính sách thực dụng của Mỹ
Những tướng bại trận dưới tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Sự khác biệt giữa Cam Ranh và Subic tạo vị thế Việt Nam

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động