RSS Feed for Khắc phục kịp thời sự cố đường dây 500kV Hiệp Hòa - Quảng Ninh | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 04:08
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Khắc phục kịp thời sự cố đường dây 500kV Hiệp Hòa - Quảng Ninh

 - Vừa qua, ngày 24/4/2016, sự cố đường dây 500 kV Hiệp Hòa - Quảng Ninh, sự cố này xảy ra do một cơn lốc với cường độ siêu mạnh và xoáy ngay vào cột điện ở vị trí 200, xoáy gẫy cánh xà của cột điện này theo phương nằm ngang, vuông góc với tuyến đường dây. Sau khi cánh xà bị đổ, lập tức kéo vị trí cột 199 bị đổ và ảnh hưởng tới vị trí cột 201. Với cường độ cực mạnh, các vị trí cột 200, 199, 201 đều là cột đỡ, không phải cột néo, cột chịu lực.

Sự cố đổ cột 500kV không gây gián đoạn cung cấp điện

TRẦN VIẾT NGÃI, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Vừa qua, ngày 24/4/2016, sự cố đường dây 500 kV Hiệp Hòa - Quảng Ninh, sự cố này xảy ra do một cơn lốc với cường độ siêu mạnh và xoáy ngay vào cột điện ở vị trí 200, xoáy gẫy cánh xà của cột điện này theo phương nằm ngang, vuông góc với tuyến đường dây. Sau khi cánh xà bị đổ, lập tức kéo vị trí cột 199 bị đổ và ảnh hưởng tới vị trí cột 201. Với cường độ cực mạnh, các vị trí cột 200, 199, 201 đều là cột đỡ, không phải cột néo, cột chịu lực.

 

Sau khi sự cố xảy ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN NPT) đã khẩn trương, kịp thời, xác định nguyên nhân xảy ra sự cố, đồng thời giao nhiệm vụ cho Ban quản lý Dự án các công trình Điện miền Trung, cùng các nhà thầu là Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1, Công ty Việt Á, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo EVN NPT, tổ chức ngày và đêm (24/24h) khắc phục hậu quả nêu trên.

Nguyên nhân của sự cố là do một cơn lốc siêu mạnh, bứt phá một số vị trí cột nêu trên, việc này hoàn toàn do sự biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra, ngoài ý muốn của con người.

Trong lịch sử, vào năm 1966, tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An, cũng có một cơn lốc xoáy với cường độ siêu mạnh như thế quét từ TP. Vinh đến Cửa Hội, cường độ mạnh tới mức bẻ cong đường ray của đường tàu hỏa, hất các toa tàu văng ra xa hàng 100m, cuốn cả tàu thủy ở Cửa Hội lên bờ…

Tương tự như thế, năm 1985, một cơn lốc xoáy với cường độ siêu mạnh đã quật đổ hai cột đường dây 220kV trên đỉnh núi Hồng Lĩnh (tuyến đường dây 200 kV Vinh - Đồng Hới).

Vấn đề ở đây, sự cố xảy ra, ngay lập tức EVN NPT đã khẩn trương nhanh chóng khắc phục hậu quả, chỉ sau một thời gian ngắn, sự cố đã được khắc phục xong, kịp thời đóng điện đường dây 500 kV Hiệp Hòa - Quảng Ninh đưa vào vận hành, cung cấp điện bình thường cho hệ thống.

Qua sự cố này, cần rút ra một số vấn đề:

Một là, EVN NPT cần có chủ trương về việc tổ chức giám sát chất lượng thi công các đường dây và trạm 220kV, 500kV nên tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu làm tư vấn giám sát độc lập. Vai trò của Ban quản lý dự án cần tăng cường kiểm tra cùng các đơn vị giám sát, kể cả giám sát tác giả (đơn vị thiết kế).

Hai là, những khu vực thường xảy ra lốc xoáy, bão lớn, các cột điện truyền tải trên khu vực đó nên sử dụng thép cường độ cao để làm các thanh thép chính, cột, xà chịu lực, còn các thanh giằng dùng thép bình thường. Khi hoàn thành dự án, công tác đánh giá chất lượng công trình, nghiệm thu… cần được thực hiện một cách chặt chẽ.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam rất vui mừng và hoan nghênh sự phấn đấu nỗ lực của EVN NPT dưới sự chỉ đạo của EVN, Ban quản lý Dự án các công trình Điện miền Trung, các nhà thầu, trong một thời gian ngắn, đã khắc phục xong sự cố, đóng điện vận hành kịp thời đường dây, cung cấp điện bình thường cho hệ thống.

NangluongVietnam Online

nangluongvietnam.vn/

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động