Điện lực
Chuyển động phần hạ nguồn trong Chuỗi dự án khí Cá Voi Xanh
07:14 |21/02/2020
-
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình "cơ sở hạ tầng dùng chung" cho các nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp Dung Quất 1, 2 và 3 (giữa Sembcorp - Singapore và EVN).
Cập nhật tiến độ Chuỗi dự án mỏ khí Cá Voi Xanh và Lô B
Phối cảnh Trung tâm Điện lực Dung Quất.
Mục tiêu đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo triển khai xây dựng các nhà máy tua bin khí hỗn hợp Dung Quất 1, 2 và 3 thuộc Trung tâm Điện lực Dung Quất theo đúng tiến độ được phê duyệt.
Theo đó, dự án do Ban quản lý dự án Điện 1 trực tiếp quản lý dự án theo nhiệm vụ được chủ đầu tư Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, với tổng vốn đầu tư 510,636 tỷ đồng, được thực hiện tại Trung tâm điện lực Dung Quất (thuộc khu kinh tế Tây Dung Quất, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Dự án bao gồm các công việc: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Rà phá bom mìn, vật nổ; San gạt mặt bằng; Cổng, hàng rào, nhà bảo vệ; Đường giao thông kết nối đến Trung tâm Điện lực Dung Quất; Hệ thống đường giao thông dùng chung; Hệ thống cấp điện thi công; Hệ thống cấp nước thi công.
Ngay sau khi được EVN phê duyệt, Ban quản lý dự án Điện 1 đã chủ động xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai dự án và phối hợp với các đơn vị liên quan (đơn vị tư vấn, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi, UBND tỉnh Quảng Ngãi…) sẵn sàng triển khai ngay trong Quý I/2020 để đảm bảo tiến độ khởi công các dự án.
Theo Quyết định của Bộ Công Thương về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm khí - điện miền Trung, Trung tâm Điện lực Dung Quất được bổ sung dự án Nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp Dung Quất 3 (miền Trung 3) với công suất khoảng 750 MW, do EVN là chủ đầu tư (vào vị trí dự phòng thuộc địa điểm xây dựng Trung tâm đã được quy hoạch). Nhà máy sử dụng nhiên liệu khí từ nguồn khí mỏ Cá Voi Xanh, tiến độ đưa vào vận hành trong khoảng từ năm 2024 - 2026.
Như vậy, Trung tâm Điện lực Dung Quất sẽ có 3 Nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp, công suất khoảng 750 MW/nhà máy. Trong đó, Nhà máy điện Dung Quất 1, Dung Quất 3 do EVN là chủ đầu tư, vận hành năm 2023 và năm 2024 - 2026; Nhà máy điện BOT Dung Quất 2 do Sembcorp (Singapore) là chủ đầu tư, vận hành năm 2024 và dự phòng diện tích để có thể phát triển thêm 1 nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp công suất khoảng 750 MW.
Theo thông báo của nhà thầu Exxon Mobil (Hoa Kỳ), tiến độ cấp khí tiêu chuẩn của khâu thượng nguồn dự kiến vào tháng 6/2024)./.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Tám nhiệm vụ trọng tâm của EVNGENCO 1 năm 2021 (16/01)
- Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm EVNNPC đạt mức ‘BB’ (14/01)
- Công tác chuẩn bị đảm bảo điện phục vụ Đại hội Đảng XIII (14/01)
- ‘EVN phải bảo đảm vững chắc an ninh cung ứng điện’ (12/01)
- EVNNPC rà soát tình hình triển khai các dự án ODA (12/01)
- EVNNPC đảm bảo vận hành an toàn lưới điện trước thời tiết cực đoan (11/01)
- Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án điện khí Long An 1 và 2 (11/01)
- Khởi công Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (mở rộng) (10/01)
- Chủ trương đầu tư dự án Nhiệt điện Ô Môn 2 và ý kiến người trong cuộc (08/01)
- EVNHANOI chuyển mình với hệ sinh thái mới (07/01)
Các bài đã đăng:
- Đẩy nhanh tiến độ đường dây 220 kV Kiên Bình - Phú Quốc (20/02)
- Sẽ huy động nguồn điện chạy dầu theo yêu cầu của hệ thống (20/02)
- EVNPSC: Vượt thách thức, khẳng định thương hiệu (20/02)
- EVNSPC tăng cường cấp điện cho tưới tiêu và chống hạn mặn (19/02)
- PC Phú Thọ: Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hành lang lưới điện (19/02)
- Doanh thu, lợi nhuận 2019 của GEC vượt kế hoạch 14% và 25% (18/02)
- Khi có ‘nhu cầu khẩn cấp’ Việt Nam sẽ thuê tàu - nhà máy điện nổi (18/02)
- Sẽ chuyển đổi A0 thành Công ty TNHH một thành viên (17/02)
- 'Giải phóng mặt bằng là trở ngại lớn với dự án ĐZ 500 kV mạch 3' (17/02)
- Công ty Thủy điện Sơn La với mục tiêu vận hành an toàn, hiệu quả (17/02)