» Năng lượng tái tạo
Thêm ‘nút thắt’ trong giải tỏa công suất nguồn điện gió, mặt trời
08:26 |18/02/2020
-
Việc Bộ Giao thông Vận tải không chấp thuận các đường dây dẫn điện cao thế được gắn vào cầu đường bộ đã, đang gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng một số đường dây truyền tải giải tỏa công suất từ các dự án điện gió, điện mặt trời nói riêng, cũng như các dự án lưới điện truyền tải, phân phối trên cả nước nói chung.
Đến năm 2025, nguồn điện gió, mặt trời Việt Nam đạt trên 20.000MW
Mức giá FIT cho điện mặt trời ‘có thể thấp hơn giai đoạn trước’
Thực tế đã cho thấy, việc thu gom, đấu nối lên lưới điện truyền tải các dự án điện gió, điện mặt trời đã, đang gây áp lực lớn lên hạ tầng lưới điện 110 kV và 500 kV. Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp trong những năm qua, nhưng hệ thống lưới điện vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu truyền tải công suất từ các dự án mới được bổ sung quy hoạch.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực, việc Bộ Giao thông Vận tải không chấp thuận các đường dây dẫn điện cao thế được gắn vào cầu đường bộ theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 12, Thông tư số 20/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng một số đường dây truyền tải và phân phối.
Do đó, cơ quan Chỉ đạo Phát triển điện lực đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm xem xét, rà soát quy định theo hướng cho phép đường dây dẫn điện được gắn vào cầu đường bộ, không phân biệt cấp điện áp của đường dây (nếu đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo an toàn, phù hợp với nội dung quy định tương ứng của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 72/2012/NĐ-CP và Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ).
Theo nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam, việc nhiều nhà máy điện mặt trời đi vào vận hành trong một thời gian ngắn, đã gây quá tải cho hệ thống lưới điện từ 110 kV - 500 kV. Nguyên nhân chính là do việc đầu tư các dự án lưới điện truyền tải không theo kịp với tiến độ xây dựng các nhà máy điện mặt trời. Cụ thể, thời gian xây dựng một nhà máy điện mặt trời chỉ mất khoảng 6 tháng, trong khi để hoàn thành một dự án lưới điện truyền tải mất từ 3-5 năm.
Thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị trực thuộc đã triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm giải tỏa tối đa công suất của các nhà máy điện năng lượng tái tạo như: Đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện; công khai, minh mạch mọi thông tin cho các chủ đầu tư; ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác tính toán, phân bổ công suất, v.v...
Cạnh đó, EVN cũng đã báo cáo Chính phủ, Bộ Công Thương bổ sung các dự án lưới điện truyền tải vào quy hoạch để giải tỏa công suất các nhà máy điện năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án lưới điện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng, trong đó có việc Bộ Giao thông Vận tải không chấp thuận các đường dây dẫn điện cao thế được gắn vào cầu đường bộ./.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- LONGi đảm bảo tiến độ cấp mô-đun cho cụm dự án điện mặt trời nổi của Việt Nam (26/01)
- JinkoSolar khẳng định thương hiệu số 1 tại thị trường Việt Nam (26/01)
- Nhà máy PV bãi triều ven biển lớn nhất Trung Quốc đấu nối vào lưới điện (25/01)
- Khánh thành Nhà máy điện mặt trời Mỹ Hiệp (23/01)
- Ký hợp đồng mua bán điện dự án điện gió Kosy Bạc Liêu (giai đoạn 1) (20/01)
- Trao quyết định đầu tư dự án điện gió Tân Phú Đông 1 và 2 (19/01)
- Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà Highland Coffee sử dụng biến tần Solis (19/01)
- JinkoSolar thiết lập kỷ lục thế giới mới (18/01)
- Công bố hoàn thành Nhà máy điện mặt trời Sao Mai - An Giang (13/01)
- Giá mua điện mặt trời trên mái nhà năm 2021 (10/01)
Các bài đã đăng:
- Đề xuất của WB về đấu thầu các dự án điện mặt trời ở Việt Nam (13/02)
- Đề xuất của EVN về cơ chế đấu thầu các dự án điện mặt trời (12/02)
- EVN trao đổi, chia sẻ thông tin với các nhà đầu tư điện gió (14/01)
- Hướng giải quyết vấn đề giá điện mặt trời trên mái nhà (07/01)
- Mức giá FIT cho điện mặt trời ‘có thể thấp hơn giai đoạn trước’ (02/01)
- Khởi công dự án Nhà máy điện gió Lạc Hòa (giai đoạn 1) (02/01)
- Khởi công dự án Nhà máy điện gió Tân Thuận (29/12)
- Top 10 Doanh nghiệp dẫn đầu Năng lượng sạch Việt Nam năm 2019 (20/12)
- Đến năm 2025, nguồn điện gió, mặt trời Việt Nam đạt trên 20.000MW (20/12)
- GIF hỗ trợ Việt Nam thí điểm ‘đấu giá điện mặt trời’ (19/12)
Các bài đã đăng:
- LONGi cán mốc 20 GW mô-đun trong năm 2020 (04/01)
- Growatt ra mắt sản phẩm biến tần mới cho dự án điện mặt trời quy mô lớn (04/01)
- Nhà máy năng lượng mặt trời Phù Mỹ vận hành thương mại (04/01)
- Điện mặt trời Sao Mai, can trường vượt dịch Covid-19 (31/12)
- Nhà máy điện mặt trời Hậu Giang vận hành thương mại (31/12)
- Bình Định kiến nghị bổ sung dự án điện gió ngoài khơi vào Quy hoạch điện VIII (31/12)
- Dừng tiếp nhận đấu nối và mua bán điện mặt trời mái nhà (28/12)
- KTG Energy chính thức là nhà phân phối sản phẩm của Longi (26/12)
- Diễn đàn Năng lượng Sạch Việt Nam và bình chọn DN dẫn đầu năng lượng sạch 2020 (24/12)
- Solis đạt 'Chứng nhận 7 sao về chỉ số hài lòng của khách hàng' (18/12)