» Năng lượng tái tạo
Siemens cấp thiết bị cho dự án điện mặt trời Trung Nam
21:01 |13/07/2018
-
Tập đoàn Siemens (Đức) và Tập đoàn Trung Nam vừa ký hợp đồng cung cấp hệ thống thiết bị điện cho dự án Nhà máy điện mặt trời lớn nhất tại Việt Nam - dự án điện mặt trời Trung Nam. Đây là dự án điện mặt trời đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á được Siemens cung cấp thiết bị.
Khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam
Ký hợp đồng mua bán điện dự án điện mặt trời Trung Nam
Lễ ký kết.
Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam có tổng công suất 204 MW. Khi đưa vào vận hành, Nmáy có thể đạt tổng sản lượng điện năng sản xuất khoảng 425 triệu kWh/ năm, đủ để cung cấp điện cho khoảng 200,000 hộ dân và giảm phát thải khoảng 250,000 tấn khí CO2.
Theo hợp đồng, các sản phẩm được phân phối bao gồm: inverter, máy biến áp 220kV và máy biến áp phân phối, tủ trung thế cách điện khí, các thiết bị đóng cắt cao thế, và hệ thống giám sát và điều khiển.
Tất cả các máy biến áp được cung cấp là biến áp thông minh (Sensformer) với giao diện số hóa. Tổng thể toàn dự án tạo thành một giải pháp "Cân bằng điện Nhà máy" (eBoP) bao gồm tất cả các thiết bị kỹ thuật điện cần thiết để trang bị cho một nhà máy quang điện.
Ông Stephan May, Tổng giám đốc điều hành Bộ phận Hệ thống điện Trung thế của Siemens chia sẻ: "Chúng tôi tự hào có thể cung cấp các giải pháp tốt nhất, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam".
Nằm ở phía Nam của tỉnh Ninh Thuận, dự án dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào giữa năm 2019. Các tấm pin mặt trời sẽ sản sinh điện áp một chiều 1.500 Vôn (V). Các inverter sẽ chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều 660V sau đó các máy biến áp sẽ đẩy điện áp thành 33 kV và lên đến 220 kV. Dòng điện này sau đó sẽ được hòa vào lưới điện cao thế và được phân phối trên toàn quốc. Các thiết bị đến cấp điện áp 33 kV được thiết kế như một trạm inverter “cắm và chạy”, bởi vậy có thể được lắp đặt như một thiết bị độc lập mà không cần chi phí xây dựng cao.
Hai máy biến áp được sử dụng trong dự án điện mặt trời Trung Nam là máy Sensformers. Khi các máy biến áp được đặt ở các nút quan trọng của lưới điện, chúng là các cảm biến hoàn hảo thể hiện tình trạng của lưới, đồng thời chứa đầy đủ thông tin về dòng điện. Thế hệ máy biến áp mới này kết hợp vật lý và thông tin, đồng thời có giao diện kỹ thuật số. Điều này cho phép người vận hành có thể xem các dữ liệu của nó trong thời gian thực - biến các máy biến áp thành các trung tâm thông tin.
Ngày 7/7/2018, tại hai xã Bắc Phong và Lợi Hải, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận), Công ty CP điện mặt trời Trung Nam - Trung Nam Solar Power (thành viên của Trung Nam Group) đã tổ chức lễ khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam.
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Công CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam cho biết: “Nhu cầu về điện của Việt Nam đang tăng nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu này, chúng ta cần phải gia tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo. Chính phủ đặt mục tiêu tăng công suất điện lên 18 gigawatt vào năm 2030. Siemens đang hỗ trợ chúng tôi trong dự án điện mặt trời quan trọng này để chúng tôi có thể đạt được các mục tiêu của chính phủ trong việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam”.
“Với công suất 204MW Nhà máy điện mặt trời Trung Nam sẽ trở thành nhà máy điện mặt trời lớn nhất tại Việt Nam đến thời điểm này, đồng nghĩa với viêc tập đoàn Trung Nam là một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời ở Việt Nam. Siemens là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về tất các các thiết bị của giải pháp cân bằng quang điện nhà máy (eBoP) - một giải pháp mới cho phép điện mặt trời được hòa với lưới một cách thông minh. Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác cùng tập đoàn Trung Nam trong dự án trọng điểm này, góp phần tạo ra nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường cho người dân Việt Nam” - Ông Nguyễn Tâm Tiến nhấn mạnh.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Hà Nội ban hành kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo (02/03)
- Dự án điện gió đầu tiên tại Lâm Đồng sử dụng tua bin của GE (01/03)
- JinkoSolar Tiger Pro đảm bảo hiệu quả xếp dỡ và an toàn vận chuyển cao gấp đôi (25/02)
- Bước tiến mới của dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn (24/02)
- Chợ đầu tiên của Hà Nội thí điểm lắp điện mặt trời mái nhà (24/02)
- Ý kiến của Thủ tướng về rà soát các dự án điện gió đã hoàn thành thẩm định (19/02)
- Năng lượng tái tạo Việt Nam đứng top đầu trong số các thị trường mới nổi (19/02)
- Thủ tướng yêu cầu rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời (18/02)
- Thêm 70 MW điện gió tại Đắk Lắk được cấp chủ trương đầu tư (02/02)
- Sắp diễn ra ‘Đại hội năng lượng mặt trời, gió lần thứ 2 tại Việt Nam’ (01/02)
Các bài đã đăng:
- Chấp thuận đầu tư dự án điện mặt trời Bình An (13/07)
- PC Bình Phước đưa vào sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái (12/07)
- Tua bin GE đã sẵn sàng cho dự án Phong điện Tây Nguyên (09/07)
- Khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam (08/07)
- Envision Energy khai trương Văn phòng đại diện tại Việt Nam (06/07)
- Chấp thuận đầu tư dự án điện mặt trời Xuân Thọ 1 và 2 (05/07)
- Khởi động gói thầu EPC dự án điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và 2 (04/07)
- Ký hợp đồng mua bán điện dự án điện mặt trời Trung Nam (04/07)
- Khởi công dự án điện mặt trời Phước Hữu (01/07)
- Hiệu quả sử dụng điện mặt trời áp mái tại PC Ninh Thuận (29/06)
Các bài đã đăng:
- Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà Highland Coffee sử dụng biến tần Solis (19/01)
- JinkoSolar thiết lập kỷ lục thế giới mới (18/01)
- Công bố hoàn thành Nhà máy điện mặt trời Sao Mai - An Giang (13/01)
- Giá mua điện mặt trời trên mái nhà năm 2021 (10/01)
- Khánh thành Nhà máy điện mặt trời Thác Mơ (09/01)
- Ký hợp đồng tín dụng tài trợ dự án điện gió BT2 (08/01)
- Năng lượng sạch: Khơi nguồn cuộc sống mới (07/01)
- Sao Mai có thêm 1.000 tỷ đồng doanh thu mỗi năm từ điện mặt trời (06/01)
- Bộ Công Thương trả lời kiến nghị VEA về ‘giá FIT cho điện gió, mặt trời’ (06/01)
- GoodWe HT250kW: Giải pháp hàng đầu cho nhà máy điện mặt trời quy mô lớn (05/01)