RSS Feed for Khảo sát năng lượng gió của Việt Nam và thế giới theo Global Wind Atlas | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 06:56
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Khảo sát năng lượng gió của Việt Nam và thế giới theo Global Wind Atlas

 - Global Wind Atlas - GWA (Bản đồ gió toàn cầu) là một ứng dụng dựa trên web được phát triển bởi Khoa Năng lượng gió Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (DTU Wind Energy) để giúp các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư xác định các khu vực có tiềm năng gió lớn để sản xuất điện gió ở mọi nơi trên thế giới và thực hiện các tính toán sơ bộ. Nó cung cấp quyền truy cập miễn phí vào dữ liệu về mật độ năng lượng gió, tốc độ gió ở nhiều độ cao bằng cách sử dụng dữ liệu thời tiết lịch sử và mô hình mới nhất, ở độ cao phân tích đến 200 mét. Trong những năm gần đây Global Wind Atlas đã được phát triển với sự hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới (WB), với sự tài trợ của Chương trình Hỗ trợ Quản lý ngành Năng lượng (ESMAP).


Khảo sát công suất điện mặt trời của Việt Nam và thế giới theo Global Solar Atlas


Bản phát hành mới nhất của Bản đồ gió toàn cầu có các cải tiến mô hình phương pháp luận hơn, tất cả dữ liệu thô mới phạm vi phủ dữ liệu trải dài 200 km ngoài khơi, cũng như sự ra đời của công cụ tính năng suất năng lượng hoàn toàn mới, cho phép người dùng chỉ định một tua bin gió chung, hoặc tùy chỉnh và tạo dữ liệu GIS có thể ước tính sản lượng điện cho bất kỳ điểm, hoặc khu vực nhất định nào.

THỰC HIỆN KHẢO SÁT

Bằng cách truy cập vào địa chỉ https://globalwindatlas.info

Bản đồ gió toàn cầu hiển thị các thông tin để người dùng có thể bắt đầu khảo sát sơ bộ, lựa chọn xem dưới dạng mật độ công suất trung bình, hoặc tốc độ gió trung bình:


 

Trong phạm vi bài biết này vị trí chọn khảo sát là phía bắc đảo Phú Quý, Bình Thuận, Việt Nam:


Kết quả khảo sát cho người dùng các thông tin giá trị:

1. Area data (dữ liệu khu vực) cung cấp các thông tin ban đầu như công suất W/m2; tốc độ gió trung bình m/s; độ cao khảo sát m (có thể chọn các độ cao khác nhau bằng cách thay đổi chiều cao - Height).

Sau đó chọn các thẻ:

1.1. Mean power density (mật độ công suất trung bình), khảo sát thay đổi độ cao 100 - 150 - 200m:


1.1.2. Wind Rose (hoa gió): Wind Frequency Rose (hoa tần số gió); Wind Speed Rose (hoa tốc độ gió); và Wind Power Rose (hoa công suất gió).


1.1.3. Mean wind speed (tốc độ gió trung bình theo tỉ lệ % diện tích có tốc độ gió lớn nhất):



2. Temporal data (dữ liệu thời gian) cung cấp các thông tin theo Annual (hàng năm); Monthly (hàng tháng); Hourly (hàng giờ ); Radar plot (biểu đồ rada); Cross table (bảng so sánh):


3. Energy yield (giản đồ năng lượng) chỉ dẫn chi tiết tốc độ, mật độ gió và công suất, công nghệ và thông số kỹ thuật tua bin gió:

Tập dữ liệu năng lượng gió có thể xuất theo file excel: gwa-plot-data…; dữ liệu thông số tua bin: generic - IEC class2…

KẾT LUẬN

Ngoài dữ liệu có sẵn qua trang web Bản đồ gió toàn cầu, người dùng cũng có thể tải xuống bản đồ, dữ liệu GIS và tập tin Khí hậu gió tổng quát (GWC) để sử dụng trong phần mềm đánh giá tài nguyên gió thương mại như WAsP.

Dữ liệu GIS từ Bản đồ gió toàn cầu có sẵn qua Bản đồ toàn cầu IRENA về Năng lượng tái tạo và đã được đưa vào làm dữ liệu gió cốt lõi trong phần mềm RETScreen, được các chính phủ, các công ty năng lượng tái tạo và nhà nghiên cứu sử dụng.

Tại Việt Nam có thể sử dụng dữ liệu GWA để làm cơ sở khoa học nhằm quy hoạch và phát triển các trung tâm điện gió trên đất liền và ngoài khơi; lựa chọn công nghệ phù hợp với đặc điểm địa hình, độ cao và  vùng phân bố gió./.

THS. NGUYỄN HỮU KHOA - TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động