RSS Feed for Tiềm năng điện gió Thứ ba 05/11/2024 21:23
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Khảo sát năng lượng gió của Việt Nam và thế giới theo Global Wind Atlas

Khảo sát năng lượng gió của Việt Nam và thế giới theo Global Wind Atlas

Global Wind Atlas - GWA (Bản đồ gió toàn cầu) là một ứng dụng dựa trên web được phát triển bởi Khoa Năng lượng gió Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (DTU Wind Energy) để giúp các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư xác định các khu vực có tiềm năng gió lớn để sản xuất điện gió ở mọi nơi trên thế giới và thực hiện các tính toán sơ bộ. Nó cung cấp quyền truy cập miễn phí vào dữ liệu về mật độ năng lượng gió, tốc độ gió ở nhiều độ cao bằng cách sử dụng dữ liệu thời tiết lịch sử và mô hình mới nhất, ở độ cao phân tích đến 200 mét. Trong những năm gần đây Global Wind Atlas đã được phát triển với sự hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới (WB), với sự tài trợ của Chương trình Hỗ trợ Quản lý ngành Năng lượng (ESMAP).
Năng lượng gió ngoài khơi: Tiềm năng và triển vọng

Năng lượng gió ngoài khơi: Tiềm năng và triển vọng

Năng lượng gió ngoài khơi, hay điện gió ngoài khơi (Offshore wind power) là ngành công nghiệp tương đối mới, với tiềm năng vô cùng to lớn và triển vọng do tạo nên một nguồn năng lượng sạch trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo nghiên cứu của các chuyên gia năng lượng, chỉ tại 50 quốc gia, không kể các nước OECD, tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi lên tới 17.000 GW. Chi phí của loại hình điện này đã giảm nhanh chóng trong những năm gần đây và xu thế này vẫn đang tiếp diễn.
Tiềm năng điện tái tạo Bình Thuận và dự án điện gió trên biển Kê Gà

Tiềm năng điện tái tạo Bình Thuận và dự án điện gió trên biển Kê Gà

Bình Thuận là địa phương có tiềm năng năng lượng gió và mặt trời thuộc loại cao nhất trong cả nước Số giờ gió, giờ nắng trung bình cao hơn so với số giờ trung bình ở phía Nam, tốc độ gió, bức xạ nhiệt cao và ổn định, rất phù hợp, thuận lợi để phát triển điện gió, điện mặt trời. Lĩnh vực này tại Bình Thuận hiện nay đang có sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời gian gần đây xu hướng phát triển năng lượng điện gió ngoài khơi rất được quan tâm, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho Enterprize Energy nghiên cứu khảo sát dự án điện gió trên biển Kê Gà (Hàm Thuận Nam) với công suất đề xuất 3.400 MW, tổng vốn đầu tư dự kiến 11,9 tỷ USD. Một số nhà đầu tư khác cũng đăng ký đề xuất cho khảo sát các dự án điện gió trên biển với tổng công suất đề xuất khoảng 15.400 MW.
Phiên bản di động