RSS Feed for VPI nghiên cứu sự hình thành, tích tụ dầu khí bể Sông Hồng | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 21:03
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

VPI nghiên cứu sự hình thành, tích tụ dầu khí bể Sông Hồng

 - Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí (EPC) - Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết, đã thực hiện xong đề tài "Nghiên cứu sự hình thành và tích tụ dầu khí trong trầm tích Miocene muộn - Pliocene khu vực trung tâm bể Sông Hồng".

Bộ chỉ số EPI giúp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường

Mặt cắt thể hiện mức độ chuyển hóa vật chất hữu cơ của các tập đá mẹ thời điểm hiện tại và % đóng góp của các loại đá mẹ trong các tích tụ hydrocarbon.

Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Tiến Thịnh - Trưởng phòng Địa vật lý EPC cho biết: Kết quả nghiên cứu đã làm rõ đặc điểm cấu trúc, địa tầng, môi trường trầm tích của đá chứa Miocene muộn, Pliocene tại khu vực trung tâm bể Sông Hồng; chính xác hóa hệ thống dầu khí, phát hiện và đánh giá tiềm năng chứa dầu khí của một số đối tượng.

Về cấu trúc, nhóm tác giả đã cập nhật minh giải các tầng nóc móng, Oligocene, Miocene dưới, giữa, trên và Pliocene. Đặc biệt minh giải, cập nhật liên kết ranh giới nóc Miocene trên, Pliocene chính xác hơn với 18 giếng khoan mới và khối lượng lớn tài liệu địa chấn xử lý mới cùng với các kết quả phân tích cổ sinh. Minh giải liên kết 4 mặt ranh giới mới, trong đó có 1 mặt ranh giới trong Miocene trên và 3 mặt ranh giới trong Pliocene. Tập thể tác giả đã lần đầu tiên công bố nghiên cứu sự hình thành, phát triển và đánh giá ảnh hưởng của diapir đến sự hình thành các tích tụ dầu khí trong khu vực nghiên cứu.

Về địa tầng, nhóm tác giả đã nghiên cứu tổng hợp, phân tích và cập nhật các kết quả cổ sinh (liên kết, đối sánh, liên địa chấn) đảm bảo độ tin cậy của các ranh giới Miocene trên, Pliocene; cập nhật, xây dựng cột địa tầng mới cho khu vực trung tâm bể Sông Hồng.

Dựa trên kết quả phân tích các đặc trưng địa chấn và kết quả cổ sinh, môi trường trầm tích được nhóm tác giả phân chia thành biển nông và biển sâu, cập nhật kết quả phân tích thạch học, các tài liệu địa vật lý giếng khoan của các giếng khoan mới.

Sơ đồ môi trường trầm tích Oligocene; Miocene dưới, giữa, trên và Pliocene.

Về hệ thống dầu khí, báo cáo đã chi tiết đặc điểm khí, xác định và phân loại nguồn gốc khí trong các tích tụ khu vực trung tâm bể Sông Hồng; xây dựng mô hình địa hóa 2D; đánh giá vai trò của các diapir sét trong quá trình di thoát và tích tụ hydrocarbon. Nhóm tác giả đã áp dụng mô hình ứng dụng phân tích kinetic cho đá mẹ dựa trên tướng môi trường tích tụ trầm tích; tổng hợp chi tiết đặc điểm đá chứa Miocene muộn, Pliocene theo kết quả thạch học và địa vật lý giếng khoan.

Mặt khác, nhóm tác giả đã phát hiện, khoanh định các bẫy cấu tạo, bẫy phi cấu tạo và tính sơ bộ tiềm năng hydrocarbon cũng như đánh giá rủi ro địa chất cho các đối tượng này ở khu vực trung tâm bể Sông Hồng.

NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động