RSS Feed for Viện Dầu khí Thứ sáu 19/04/2024 16:51
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Hoàn thiện thể chế để ngành Dầu khí Việt Nam tiếp tục phát triển

Hoàn thiện thể chế để ngành Dầu khí Việt Nam tiếp tục phát triển 1

Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam hiện đang đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Trong bối cảnh này, cần có sự đánh giá chính xác, khách quan tình hình hiện tại, dự báo xu thế thế giới, đề xuất điều chỉnh chiến lược cho giai đoạn tới. Đây là một việc rất lớn, cần đầu tư thời gian, công sức một cách bài bản. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, chúng tôi muốn đóng góp một số ý nhỏ liên quan đến hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước đối với công nghiệp dầu khí Việt Nam. Theo tác giả, đây là một trong những vấn đề cần bàn luận, thống nhất quan điểm, nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế trong thời gian qua, tạo điều kiện cho việc tái cơ cấu toàn diện ngành Dầu khí Việt Nam thành công.
Ngành Dầu khí Quốc gia trước thử thách lớn và phức tạp

Ngành Dầu khí Quốc gia trước thử thách lớn và phức tạp 1

Có thể nói, thử thách đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay là rất lớn và khá phức tạp. Trữ lượng dầu khí vùng gần bờ của chúng ta đã cạn kiệt. Muốn phát triển tiếp phải tiến ra các vùng có rủi ro tranh chấp cao hơn, trong khi những động thái gần đây cho thấy sức ép lớn và khó khăn có thể còn tiếp tục gia tăng. Cùng với những thông tin truyền thông không thuận lợi cho uy tín của ngành Dầu khí Việt Nam có thể dẫn đến sự “quay lưng” của các nhà đầu tư nước ngoài đối với công tác thăm dò dầu khí trong tương lai tới... Mặt khác, giá dầu, mặc dù đã tăng trong thời gian gần đây, nhưng vẫn ở mức thấp.
Dầu khí Việt Nam trước thách thức chưa từng có trong lịch sử

Dầu khí Việt Nam trước thách thức chưa từng có trong lịch sử

Ngành Dầu khí Việt Nam nói chung và công tác thăm dò, khai thác dầu khí nói riêng đang đứng trước những thách thức chưa từng có trong lịch sử phát triển. Để vượt qua và tiếp tục phát triển, "Người dầu khí" không chỉ cần huy động tối đa bản lĩnh và trí tuệ của mình, mà còn cần sự ủng hộ mạnh mẽ về tinh thần của cộng đồng, sự hỗ trợ hiệu quả về chính sách của các cấp quản lý Nhà nước. Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin đăng tải bài viết của TS. Nguyễn Hồng Minh - Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam. (Theo tác giả, bài viết chia sẻ một số suy nghĩ còn hết sức sơ khai, mang tính định hướng, để góp một vài ý nhỏ cho chủ đề nêu trên).
Địa chất dầu khí và những thách thức trong tiến trình hội nhập

Địa chất dầu khí và những thách thức trong tiến trình hội nhập

Những thành tựu của ngành Dầu khí Việt Nam bắt đầu từ địa chất dầu khí và khoa học - công nhệ (KHCN). Ngược lại, nhờ hội nhập quốc tế sâu rộng của ngành mà KHCN địa chất dầu khí có bước hội nhập khả quan. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập hiện nay, ngành địa chất dầu khí Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức không dễ vượt qua. Nhưng xu thế hội nhập là không thể đảo ngược. Vượt qua những thử thách là tiến trình hội nhập sâu rộng hơn về KHCN sẽ đem lại những thành tựu cho địa chất dầu khí nước nhà.
VPI nghiên cứu sự hình thành, tích tụ dầu khí bể Sông Hồng

VPI nghiên cứu sự hình thành, tích tụ dầu khí bể Sông Hồng

Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí (EPC) - Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho biết, đã thực hiện xong đề tài "Nghiên cứu sự hình thành và tích tụ dầu khí trong trầm tích Miocene muộn - Pliocene khu vực trung tâm bể Sông Hồng".
Nơi đi đầu trong nghiên cứu khoa học dầu khí

Nơi đi đầu trong nghiên cứu khoa học dầu khí

Với phương châm “Kỷ cương, khoa học, chất lượng và uy tín”, Viện Nghiên cứu Khoa học & Thiết kế Dầu khí biển thuộc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã có nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp dầu khí Việt Nam.
VPI tập trung phát triển sản phẩm khoa học chất lượng cao

VPI tập trung phát triển sản phẩm khoa học chất lượng cao

Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2017; định hình giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2017 và dài hạn.
Tìm phương án tích hợp nguồn khí từ mỏ Cá Voi Xanh

Tìm phương án tích hợp nguồn khí từ mỏ Cá Voi Xanh

Tại Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro), Viện Dầu khí Việt Nam tổ chức Hội thảo về "Đánh giá các phương án tích hợp nguồn khí từ mỏ Cá Voi Xanh gắn với NMLD Dung Quất".
Viện Dầu khí Việt Nam bắt đầu thực hiện cơ chế mới

Viện Dầu khí Việt Nam bắt đầu thực hiện cơ chế mới

Bắt đầu thực hiện cơ chế "Tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư", Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) triển khai ngay các chương trình nghiên cứu dài hạn. Trong đó tập trung phương án thăm dò địa chấn toàn thềm lục địa Việt Nam, nghiên cứu cấu trúc địa chất khu vực nước sâu xa bờ, áp dụng các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu (EOR) cho các mỏ dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam...
Công nghệ chống đóng cặn trong quá trình khai thác dầu khí

Công nghệ chống đóng cặn trong quá trình khai thác dầu khí

TS. Hoàng Linh Lan và các cộng sự thuộc Trung tâm Ứng dụng - Chuyển giao công nghệ (Viện Dầu khí Việt Nam) đã nghiên cứu chế tạo thành công tổ hợp ức chế ăn mòn - chống đóng cặn (tổ hợp) cho hệ thống thu gom, vận chuyển trong quá trình khai thác dầu khí.
Lần đầu tiên xác định ranh giới giữa các bể trầm tích Cenozoic

Lần đầu tiên xác định ranh giới giữa các bể trầm tích Cenozoic

Ban chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển đã thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước kết quả thực hiện Dự án “Đánh giá tiềm năng Dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”. Đây là dự án do Viện Dầu khí Việt Nam chủ trì thực hiện, có nhiều đóng góp giá trị cho khoa học địa chất dầu khí.
Đánh giá tiềm năng dầu khí vùng trũng An Châu

Đánh giá tiềm năng dầu khí vùng trũng An Châu

Tại hội thảo khoa học lần thứ 2, nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu cấu trúc và tiềm năng dầu khí vùng trũng An Châu, theo các nhà khoa học, cần tiến hành khảo sát địa chấn 2D theo 2 tuyến ưu tiên Tây Bắc - Đông Nam, lựa chọn khoan giếng khoan tham số - tìm kiếm tại vị trí có cơ sở tin cậy nhất để kết thúc dự án sẽ có câu trả lời rõ nét về tiềm năng dầu khí của trũng An Châu.
Chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn làm việc với Viện Dầu khí Việt Nam

Chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn làm việc với Viện Dầu khí Việt Nam

Mới đây, tại buổi làm việc với Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Xuân Sơn đã yêu cầu VPI đẩy mạnh nghiên cứu các vấn đề gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác, nâng cao giá trị các sản phẩm dầu khí, đẩy mạnh sản xuất, nghiên cứu ứng dụng, làm chủ công nghệ…
Giám đốc EPC được bổ nhiệm làm Phó viện trưởng VPI

Giám đốc EPC được bổ nhiệm làm Phó viện trưởng VPI

Theo thông tin từ Viện Dầu khí Việt Nam, ngày 5/6/2013, tại Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, TS. Nguyễn Quốc Thập - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã thay mặt Ban Lãnh đạo PVN trao quyết định bổ nhiệm số: 1045/QĐ-DKVN, ngày 31 tháng 5 năm 2013, về việc bổ nhiệm TS. Trịnh Xuân Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác - EPC (thuộc Viện Dầu khí Việt Nam) giữ chức Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2013.
Việt - Nhật hợp tác nghiên cứu khoa học năng lượng

Việt - Nhật hợp tác nghiên cứu khoa học năng lượng

Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) và Trung tâm Hợp tác Dầu mỏ Nhật Bản (JCCP) vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác tại Hà Nội. TS. Phan Ngọc Trung - Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam và ông Morihiro Yoshida - Giám đốc điều hành JCCP đại diện hai bên ký thỏa thuận quan trọng này.
1 2
Phiên bản di động