Sẽ thu hồi dự án nhiệt điện của Tập đoàn Tân Tạo
10:39 | 03/08/2013
>> Loại khỏi quy hoạch 338 dự án thủy điện
>> Gia Lai đề xuất thu hồi 14 dự án thủy điện chậm tiến độ
>> Yêu cầu chủ đầu tư dự án lọc dầu 28 tỷ USD giải trình
Trước đó, ngày 28/2/2013 tại buổi làm việc với ITACO, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng đã ra thời hạn cuối đến ngày 30/6/2013, nếu công ty này không triển khai dự án, tỉnh sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết trình Chính phủ xem xét, thu hồi giấy phép đầu tư.
Vào tháng 5/2013, khi làm việc với tỉnh Kiên Giang, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã yêu cầu Kiên Giang có văn bản đề nghị Chính phủ tìm nhà đầu tư khác cho Dự án Nhiệt điện Kiên Lương, vì nhà đầu tư hiện nay không đảm bảo năng lực tài chính.
Hơn nữa, hiện có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài (Pháp, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc...) có đầy đủ tiềm lực tài chính quan tâm đến dự án này.
Ðược biết, tháng 8/2008, Chính phủ đồng ý cho Tập đoàn Tân Tạo làm chủ đầu tư dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương với công suất 3 giai đoạn là 4.400 - 5.200MW; trong đó giai đoạn 1 công suất 1.200MW, dự kiến hoàn thành cuối năm 2013, tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 6,7 tỷ USD.
Nếu triển khai thành công, đây sẽ là một trong số những trung tâm điện lực lớn nhất Việt Nam, và cũng là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam giao cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh triển khai một dự án nhà máy nhiệt điện quy mô lớn cả về công nghệ lẫn nguồn vốn đầu tư như vậy.
Ngay sau khi được phê duyệt, ITACO đã san lấp khoảng 88 ha diện tích mặt bằng, đóng 6,5/8km cừ vây tạo đê bao tuyến biển đồng thời chi trả bồi thường cho các hộ dân thuộc khu vực phải di dời.
|
Dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương đang thi công dang dở |
Tuy nhiên, từ tháng 8/2010 đến nay dự án đã tạm ngưng triển khai do ITACO chưa thu xếp được nguồn vốn.
Tính đến thời điểm này có ít nhất 4 nhà đầu tư từ Singapore, Hồng Kông, Anh, Pháp chính thức có văn bản mong muốn được đầu tư vào dự án trên. Trong đó, mới nhất là Tập đoàn Điện lực Pháp vừa sang thăm, làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang sáng 26/7/2013.
Thực ra Tập đoàn Tân Tạo (ITA) vẫn rất quan tâm tới việc tiếp tục triển khai dự án này. Rất có thể, ITA sẽ tính toán tới phương án chuyển đổi hình thức đầu tư từ xây dựng - vận hành - sở hữu (BOO) sang xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) để nhận được sự hỗ trợ nhất định trong việc bảo lãnh vốn vay để triển khai Dự án.
Tuy nhiên, đến thời điểm này tập đoàn vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về tương lai của Dự án trong thời gian tới.
Tổng hợp từ: ĐVO/ CA TP.HCM/ Kienthuc
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Sức mạnh quân sự Việt Nam
'Trung Quốc bị kiềm chế bởi lối hành xử của mình'
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị