Ký hợp đồng tín dụng xuất khẩu và vay thương mại nhiệt điện Thái Bình 2
10:49 | 09/12/2013
>> Ký hợp đồng tín dụng xuất khẩu Nhật Bản cho Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2
>> Thi công hệ thống cảng chuyên dụng Nhiệt điện Thái Bình 2
>> Cơ bản hoàn thành mặt bằng Trung tâm Điện lực Thái Bình
Lễ ký kết
Theo đó, tổng giá trị các hợp đồng này là 795,25 triệu USD, bao gồm: hợp đồng tín dụng xuất khẩu vay trực tiếp từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), trị giá 330 triệu USD; hợp đồng vay thương mại có bảo hiểm tín dụng của KEXIM, trị giá 270 triệu USD, với các ngân hàng: BTMU, CITI, HSBC, MIZUHO, OCBC, SCB và hợp đồng vay thương mại nước ngoài, trị giá 195,25 triệu USD.
Đây là khoản vốn PetroVietnam vay để thanh toán việc mua các thiết bị chính của Nhà máy (máy phát, lò hơi và các máy móc, thiết bị phụ trợ...) do tổ hợp nhà thầu Sojtiz (Nhật Bản), Daelim (Hàn Quốc) cung cấp; đồng thời phục vụ công tác xây dựng và lắp đặt các thiết bị trên.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, trong những năm qua, tốc độ phát triển ngành điện luôn tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, điện vẫn không đủ cho tiêu dùng trong nước. Chính phủ Việt
Trước kia, trong cơ cấu ngành điện, tỷ lệ điện từ thủy điện rất lớn, hiện nay, Việt Nam đang chuyển đổi cơ cấu để giảm dần tỷ lệ thủy điện, tăng dần tỷ lệ nhiệt điện và các năng lượng tái tạo khác.
Tập đoàn Dầu khí Việt
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án thuộc Trung tâm Điện lực Thái Bình. Nhà máy gồm 2 tổ máy, với tổng công suất 1.200 MW. Tổng mức vốn đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 khoảng 31.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,6 tỷ USD). Đây là nhà máy sử dụng công nghệ lò hơi phun than truyền thống, bảo đảm các điều kiện phát thải theo tiêu chuẩn Việt
KEXIM - một tổ chức tài chính Nhà nước của Hàn Quốc, là cầu nối mở rộng các cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp của Hàn Quốc với Việt Nam, thông qua sử dụng nguồn tài chính và các mô hình tài trợ dự án.
Các ngân hàng quốc tế: BTMU, CITI, HSBC, MIZUHO, OCBC, SCB là các ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Nga và chiến lược bao vây Trung Quốc
'Quyền lực mềm' của 'đảo quốc Sư tử' tạo dựng từ đâu?
Vì sao Trung Quốc lớn tiếng lo lắng về an ninh?
Báo Ấn Độ: ‘Cuộc chơi’ ở châu Á không thể thiếu Việt Nam
Bảy kịch bản đồng minh Trung Đông trở mặt với Mỹ
Giới chuyên gia khuyên Trung Quốc phải coi trọng Việt Nam