Đề xuất loại bỏ 338 dự án thủy điện kém hiệu quả
16:30 | 14/05/2013
>> Quảng Nam: Sẽ kiến nghị loại bỏ các dự án thủy điện không đạt tiến độ
>> Thừa Thiên Huế kiến nghị đưa 6 dự án thủy điện nhỏ ra khỏi quy hoạch
>> Kiên quyết loại bỏ các dự án thuỷ điện không hiệu quả
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân của tình trạng này là sự bất cập về quy hoạch, quy chuẩn quốc gia về thủy điện hiện vẫn chưa được hoàn thiện... Các dự án thủy điện nhỏ còn thiếu chặt chẽ trong phê duyệt cấp phép, chưa đánh giá đầy đủ các tác động đến môi trường và dân sinh ở khu vực hạ du.
Để khắc phục bất cập này, bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp quy, chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện, yêu cầu đảm bảo có quy trình tích nước, xả lũ an toàn, xây dựng kịch bản ứng phó thiên tai khi xảy ra sự cố... Bộ Công Thương đã phối hợp với cac bộ, ngành và các địa phương rà soát quy hoạch và tiến độ đầu tư xây dựng các dự án thủy điện. Sau khi rà soát đã đề xuất loại bỏ 338 dự án (1.088,9 MW); không đưa vào quy hoạch 169 vị trí tiềm năng (362,5 MW).
Tính đến cuối năm 2012, cả nước hiện còn 899 dự án thủy điện (24.880 MW), trong đó, đã đi vào vận hành phát điện 260 dự án (13.694,2 MW); đang thi công xây dựng 211 dự án (6.712,6 MW) để đưa vào vận hành từ nay đến năm 2017; đang nghiên cứu đầu tư 266 dự án (3.410 MW); còn lại 162 dự án (1.063,2 MW) chưa có chủ trương đầu tư hoặc chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện.
Đối với các dự án còn lại trong quy hoạch nhưng chưa khởi công xây dựng, hoặc mới xây dựng ở giai đoạn đầu, Bộ Công Thương đang yêu cầu các tỉnh tiếp tục loại khỏi quy hoạch 67 dự án và 3 vị trí tiềm năng. Tạm dừng tới sau năm 2015 đối với 117 dự án. Điều chỉnh quy hoạch với 146 DATĐ nhỏ và 13 DATĐ bậc thang.
Liên quan đến việc tăng cường công tác quản lý các dự án thuỷ điện, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có ý kiến đề nghị Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch bậc thang thuỷ điện các dòng sông, quy hoạch phát triển các dự án thuỷ điện nhỏ trên địa bàn cả nước và ở từng địa phương, kiên quyết loại bỏ các dự án thuỷ điện không hiệu quả, tác động xấu đến môi trường (chiếm nhiều diện tích đất, đất sản xuất, ảnh hưởng đến di dân, tái định cư, cấp nước hạ du…).
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phải bố trí quỹ đất để chủ đầu tư các dự án thủy điện đầu tư trồng rừng thay thế diện tích rừng đã bị chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng dự án thủy điện và phải đề ra chế tài, biện pháp bắt buộc các chủ đầu tư trồng bù diện tích rừng theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp các dự án thủy điện có yêu cầu phải trồng lại rừng nhưng không có đủ quỹ đất, UBND tỉnh cần yêu cầu chủ đầu tư các dự án thủy điện đóng góp bằng tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng để điều tiết trồng bù rừng theo quy định.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Giấc mộng Trung Hoa
Đòn nghi binh của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc khó vượt qua 'lời nguyền Nhật Bản'
Hàng chục tỷ USD bí mật vào Triều Tiên như thế nào?
Quan hệ Nga-Nhật và chai rượu mùa nho năm 1855
Quân cảng Cam Ranh: Bí mật địa thế chiến lược quân sự
Chiêu 'miệng hố chiến tranh' của Triều Tiên thất bại